Nếu Gia Cát Lượng không rời núi, thế chân vạc thời Tam quốc liệu có thể hình thành hay không?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giả sử Gia Cát Lượng không xuất đầu lộ diện, liệu thế lực của Lưu Bị có cơ hội cùng Ngụy, Ngô chia ba thiên hạ được hay không?
Nếu Gia Cát Lượng không rời núi, thế chân vạc thời Tam quốc liệu có thể hình thành hay không?
Ảnh minh họa

Kể từ khi chính quyền Đông Hán chỉ còn là hữu danh vô thực, thiên hạ lâm vào cảnh  đại loạn. Trải qua một thời gian dài phân tranh giữa các chư hầu, thế chân vạc giữa ba thế lực hùng mạnh nhất còn lại là Ngụy – Thục – Ngô đã được hình thành.

Có nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ Thục Hán có được ngày chia ba thiên hạ chủ yếu đều nhờ vào công sức của Gia Cát Lượng và đặc biệt là nước cờ liên Ngô kháng Tào.

Vậy giả sử nếu không có Gia Cát Lượng, thế chân vạc liệu có cơ hội hình thành giữa thời buổi loạn lạc ấy hay không?

Thế cục thiên hạ trước khi Gia Cát Lượng rời núi

Quân Khăn vàng khởi nghĩa, nhà Đông Hán suy bại, những biến cố này đã khiến cho lãnh thổ Trung Nguyên khi ấy bị chia cắt và cát cứ bởi nhiều thế lực chư hầu khác nhau.

Năm 196, Tào Tháo nghênh giá đón Hán Hiến Đế về Hứa Đô, thành công thực hiện nước cờ nắm lấy Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu, từ đó bắt đầu công cuộc chinh phạt tứ phương.

Năm 199, Viên Thiệu tiêu diệt Công Tôn Toản, có được đất Hà Bắc, âm mưu mở rộng địa bàn và đối đầu với Tào Tháo.

Năm 200 sau công nguyên, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu trong trận Quan Độ và thống nhất phương Bắc.

Cũng vào thời điểm này, Lưu Chương ở Ích Châu đang lo dẹp loạn, Trương Tú ở Nam Dương đã hàng Tào, Lưu Biểu ở Kinh Châu im lặng quan sát thời thế, còn Lưu Bị mất đi Từ Châu lại bắt đầu lao đao lập nghiệp.

Tới năm 208, Gia Cát Lượng rời núi và bắt đầu đi theo ph‌ò tá Lưu Bị. Dưới sự giúp sức của nhân tài này, Lưu Hoàng thúc đã thành lập được chính quyền Thục Hán.

Theo "Long Trung đối sách" do Khổng Minh đề ra, điều cấp thiết nhất của Thục Hán là phải có được hai châu Kinh – Ích và thực hiện thành công chủ trương liên Ngô kháng Tào.

Chỉ tiếc rằng sự kiện Quan Vũ qua đời trong biến cố Kinh Châu khiến Thục Hán mất đi vùng đất chiến lược này thì mọi chuyện đã bắt đầu chệch hướng.

Thế nhưng dù vậy, không ai có thể đánh giá thấp hay phủ nhận vai trò của Khổng Minh trong việc thúc đẩy sự hình thành của thế chân vạc và giúp cho Thục Hán có cơ hội chia ba thiên hạ cùng Tào Ngụy, Đông Ngô.

Dù không có Gia Cát Lượng, thế chân vạc hình thành cũng chỉ là chuyện sớm muộn

Thế nhưng nhiều người không khỏi thắc mắc, nếu như Gia Cát Lượng không rời núi, Lưu Bị không có được nhân tài này, liệu rằng thế chân vạc có cơ hội được hình thành hay không?

Ảnh minh họa.

Nhìn lại tình thế trước năm 208, không khó để nhận thấy sự nghiệp của Lưu Bị quá đỗi lận đận nếu so với những tên tuổi như Tào Tháo hay Viên Thiệu.

Ông đã phấn đấu nửa đời người, sau cùng tới mảnh đất đặt chân cũng không có. Chỉ khi tới nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, Lưu Bị mới có được một vùng đất an thân nhỏ bé tại Tân Dã.

Theo quan điểm của Qulishi, một khi đã tới được Kinh Châu thì dù không mời được Gia Cát Lượng rời núi, việc Lưu Bị cùng với Tào Tháo và Tôn Quyền hình thành thế chân vạc cũng chỉ là chuyện sớm muộn.

Bởi đào tạo anh tài là một trong những chuyện được các gia tộc lớn tại đất Kinh Châu chú trọng hơn cả.

Trong số các tinh anh này, sẽ có không ít người chủ động quy hàng Tào Tháo, nhưng cũng sẽ có một vài người đứng về phái phản Tào.

Những người theo Tào Tháo sẽ căn cứ vào hiểu biết phong phú của bản thân về thời cuộc để cống hiến sách lược, từ đó nỗ lực hình thành một tập đoàn mưu sĩ có tiếng nói ở phương Bắc.

Ngược lại, những người theo phái phản Tào ắt sẽ khảo sát cặn kẽ tình hình và thế cục ở hai nơi là Kinh Châu và Ích Châu.

Một khi đã đi sâu vào nghiên cứu sách lược tại đây, họ sẽ nhận thấy ưu thế về địa hình hiểm yếu tại khu vực này hoàn toàn là nền tảng tốt để bảo vệ quân chính, bảo vệ nhân tài.

Không chỉ vậy, việc thiết lập liên Ngô kháng Tào để chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh lâu dài cũng là một nước đi thiết yếu.

Ảnh minh họa.

Cho nên có thể nói, sự hình thành của thế chân vạc và nước cờ liên minh với Đông Ngô thực chất đã là hoạch định sẵn có trong lòng Lưu Bị và cũng là điều mà nhiều mưu sĩ thức thời có thể nhìn ra.

Cũng bởi vậy nên Qulishi cho rằng, dù không có Gia Cát Lượng, Kinh Châu ắt sẽ còn những nhân tài khác có khả năng giúp đỡ Lưu Bị.

Họ cũng sẽ biến việc nỗ lực hình thành thế chân vạc trở thành phương hướng cụ thể của Thục Hán, đồng thời liên Ngô kháng Tào cũng sẽ là sách lược hợp lý mà Lưu Bị không thể không tiếp nhận.

Do đó ngay cả khi không có Gia Cát Lượng, khả năng thế chân vạc được thành lập cũng vẫn là rất cao.

Tuy nhiên nếu không có sự trợ giúp của nhân tài tâm đầu ý hợp này, việc Lưu Bị có trụ được tới khi đó hay không thực chất vẫn là một điều khó đoán...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật