Chân dung “Nữ tỷ phú chân đất” Bắc Giang: Làm dâu lúc 13 tuổi, 3 lần đẻ rớt con, giả làm lao công để mua ô tô

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc đời của “ Nữ đại gia chân đất” Bắc Giang Bích Thủy như một câu chuyện cổ tích đầy cảm hứng cho giới trẻ và những ai đang gặp khó khăn, mất hết hy vọng.
Chân dung “Nữ tỷ phú chân đất” Bắc Giang: Làm dâu lúc 13 tuổi, 3 lần đẻ rớt con, giả làm lao công để mua ô tô
ảnh minh họa

Cách đây không lâu, câu chuyện một nữ đại gia ở Bắc Giang ủng hộ hơn 50 tấn gạo giúp sức phòng chống dịch bệnh Covid-19 khiến cộng đồng mạng xôn xao. Câu chuyện về Nữ đại gia Trần Thị Bích Thủy – Giám đốc Công ty Bích Thủy (thôn Tân Văn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Cuộc đời bà như một câu chuyện cổ tích, một cuốn phim đầy những cột mốc quan trọng mà không phải ai cũng có cơ hội để trải qua. Gia đình nghèo, bà chỉ học đến tiểu học, 13 tuổi, bà Thủy đi lấy chồng. Cuộc sống khó khăn đến mức không có gạo để ăn phải đi mò cua bắt ốc ngoài sông suối.

Mang thai lâu ngày, bà vẫn tham công tiếc việc, làm lụng vất vả đến nỗi đẻ rơi 3 người con của mình. Một đứa đẻ ngoài đường, một đứa ở chuồng lợn, một đứa ngoài ruộng. Đứa đầu được bộ đội đỡ, hai đứa sau đẻ rơi nên cứ lấy liềm cắt rốn rồi bế về nuôi. Hàng ngày, trong căn nhà hai gian lót ổ rơm, người mẹ buộc tay hoặc chân con vào cột nhà, rải ít khoai cho ăn còn mình thì đi mò cua, bắt hến. Ai thuê gì, làm đấy.

Dù nghèo khó, không được học cao hiểu rộng nhưng bà Thủy lại có một tấm lòng tốt bụng, nghi lực và tự trọng cao. Một lần, bà cứu giúp 2 thanh niên Lạng Sơn gặp nạn. Vét thùng được hai bơ gạo, bà thịt thêm con gà duy nhất đãi khách. Cảm động trước tấm lòng của người phụ nữ nghèo tốt bụng, 2 thanh niên này đưa bà một ít tiền coi như lời cảm ơn. Tuy nhiên, bà Thủy từ chối thẳng “Tao nghèo là việc của tao”, rồi cắp cái nón rách ra đồng.

10 ngày sau, mẹ của hai thanh niên được bà Thủy giúp đỡ tìm đến tận nhà để nói lời cảm ơn, nhận bà Thủy làm con nuôi và mời lên Lạng Sơn chơi. Tính vốn ham học hỏi, đến một nơi mới bà tìm hiểu và phát hiện thấy rau khoai lang bán 1.000 đồng ba mớ, quê mình 1.000 đồng mua được 15 mớ, bà liền nảy ra ý định về nhà hái mang lên Lạng Sơn bán theo mùa. Thấy bán được bà tiếp tục mở rộng vườn rau, tăng diện tích và sản lượng. Sau một thời gian tích góp bà lời được 1,5 cây vàng.

Hết rau, người mẹ dẫn đàn con ra sông mò cua, hến, mua gạo, lợn mang lên Lạng Sơn buôn tiếp. Cứ tích cóp từng chuyến hàng như vậy, đến năm 1990, bà có gần 100 triệu đồng trong tay. “Buôn bán có lời, tôi muốn mua ô tô để chở hàng”, bà Thủy nhớ lại.

Buộc tiền từ chân lên cổ, mặc áo mưa che kín vì sợ cướp, người phụ nữ bắt xe khách xuống bãi xe mua ô tô. Thay vì vào thẳng vấn đề, bà xin quét dọn ở bãi xe để ‘thăm dò’ giá cả. Cả ngày không bán được xe nào, ông chủ nói chơi: “Ông đang ế. Mày có tiền ông bán đứt con xe này, đúng giá gốc 78 triệu”. Bà lập tức cởi bỏ áo mưa, chồng đủ 78 triệu đồng.

Năm 2000, bên cạnh vận chuyển hàng hóa, bà mạnh dạn mở công ty sản xuất bình phun thuốc trừ sâu, nhưng lần này là do người chồng đứng tên làm chủ. Vậy mà chỉ 2 năm sau, mọi nỗ lực dường như phá sản khi gia đình không còn yên ấm, phải đưa nhau ra tòa ly dị.

uất ức, đêm 30 Tết, bà viết thư tuyệt mệnh nhưng rồi bà quyết định phải sống tốt để cho những người chê trách bà chứng kiến: “Mình chết là mất hết” “Tôi hứa sẽ lấy sự nghiệp vẻ vang để trả thù những đau khổ mình trải qua trong đời”, bà hạ quyết tâm.

Video đang HOT

Bắt đầu lại lần nữa, tích chóp thêm bốn năm, người phụ nữ lúc bấy giờ 48 tuổi xây doanh nghiệp trên diện tích gần 13.000 m2, nằm ngay quốc lộ 1A (Lạng Giang- Bắc Giang). Học chưa hết lớp 3, nhưng các phần mềm văn phòng như Excel, Word… bà đều thành thạo. Bà còn rất giỏi tiếng Trung.

Kể từ khi sự nghiệp đi lên, bà Thủy rất tích cực làm từ thiện. Năm 2008, Thủy xây 25 ngôi nhà đại đoàn kết, tặng hàng trăm nồi cơm điện, chăn ấm cho người nghèo. Bà Thủy bỏ 60 tỷ để xây dựng và phát triển trường mầm non cho hơn 50 trẻ em nghèo ở quê là con phụ nữ đơn thân. Lúc dịch Covid-19 bùng phát, bà xem TV thấy bộ đội phải ngủ lán, nằm đất, bà ủng hộ 50 tấn gạo.

Khi nhắm mắt, bà có nguyện vọng được hỏa táng, rải tro cốt xuống sông. “Toàn bộ tài sản sẽ làm từ thiện. Tôi không cần phúng viếng, không chôn cất, không thờ cúng, chết là về với cát bụi. Đến giờ, tôi vẫn không thay đổi tâm nguyện đó”, bà nói. Giờ đây, bà vẫn “trung thành” với bộ quần áo nâu, đi chân không dép, quần áo lấm lem, chẳng khác nông dân. Câu chuyện về cuộc đời bà khiến không ít người ngưỡng mộ.

Những ý kiến từ cư dân mạng khi biết câu chuyện về nữ đại gia này:

“Rất giầu nhưng mộc mặc giản dị có lòng nhân ái không phô chương thật sự ngưỡng mộ chị cảm ơn chị đã đóng góp cùng chính trong lúc bệnh dịch khó khăn này cảm ơn tác giả đã đưa tin”

“Tiếng thơm Con cháu cũng được hưởng phước chúc bà luôn luôn mạnh khỏe vui vẻ bình an rất tự hào về người Bắc Giang”

“Hoan nghênh tấm lòng vàng của bà, cầu mong cho bà luôn được khỏe mạnh, làm được nhiều điều tốt hơn thế nữa. . .”

“Quá tuyệt vời và tự hào về bà . Những nghĩa cử cao đẹp cùng chung tay chống dịch”

“Nếu đúng là sư thật….Thì lại có một chuyện CỔ TÍCH giữa đời thường rồi … Chúc chị và Cty luôn phát triển & Thành đạt”

“Hôm trước có gặp đội xe của công ty này đem gạo đi ủng hộ bà con vùng cách ly.thấy mà tự hào.chỉ tiếc mình k có điều kiện như bác để giúp mọi người”

 

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật