Ngứa mắt trước bầy sư tử cái ăn uống không có phép tắc, sư tử đực đầu đàn ra tay “dạy dỗ”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ xa xưa, con người chúng ta coi trọng tôn ti trật tự, sử dụng nó để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội cho phù hợp, từ đó mới gây dựng nên từng tập thể mạnh, cấu thành nên một cộng đồng vững chãi. Chân lý đó không chỉ đúng với con người mà còn được áp dụng đối với loài sư tử.
Ngứa mắt trước bầy sư tử cái ăn uống không có phép tắc, sư tử đực đầu đàn ra tay “dạy dỗ”
Nếu sư tử đực không được nhường ăn trước miếng ngon, nó sẽ dễ bị “nổi điên“ và gây nên những trận chiến trong đàn.

Trong họ nhà mèo, sư tử là loài có thâ‌n hìn‌h to lớn thứ hai xếp sau hổ và là loài duy nhất sống theo hình thái tổ chức xã hội gồm gia đình và bầy đàn.

Xem Video: Ngứa mắt trước bầy sư tử cái ăn uống không có phép tắc, sư tử đực đầu đàn ra tay "dạy dỗ"

Một bầy sư tử sẽ có số lượng từ 10 - 40 con bao gồm nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng. Bầy sư tử càng đông thành viên thì càng có nhiều uy thế cũng như nhiều sư tử đực thì càng có nhiều sức mạnh.

Có thế nói, giống như một đại gia đình, một bầy sư tử do một con sư tử đực khoẻ mạnh làm đầu đàn, tuy nhiên nó sẽ không đi kiếm thức ăn hay tham gia nhiều hoạt động mà gánh vác các công việc mang tính "cao cả" như đảm bảo sự an toàn cho cả đàn hay đối phó với những kẻ xâm phạm lãnh thổ.

Rất dễ nhận ra con sư tử đứng đầu của đàn, bởi dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt, ở cổ có bờm rất dày và luôn dựng đứng, có tác dụng bảo vệ vùng cổ khi chiến đấu và thu hút tình cảm của con cái. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối màu.

Sư tử cái sẽ có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn phù hợp với việc ẩn nấp, rình rập nên hầu như sẽ đảm nhận nhiệm vụ đi săn.

Không giống như các loài khác trong họ nhà mèo, sư tử rất ít khi độc lập đi săn mà tập hợp thành một nhóm, gồm nhiều con cái. Mỗi con sư tử cái sẽ có một vai trò riêng trong nhóm. Linh hoạt trong cách sắp xếp khiến cho nhóm sư tử khi đi săn mồi trở nên vô cùng tinh nhuệ, có thể hạ gục những con mồi có kích thước lớn như trâu rừng, linh dương đầu bò hay thậm chí cả voi, hươu cao cổ...

Cũng như căn nhà cần phải có nóc, mỗi khi sư tử cái cực khổ đem chiến lợi phẩm là thức ăn từ con mồi đem về, sư tử đực là người được thưởng thức đầu tiên sau đó đến con cái rồi cuối cùng mới đến lượt sư tử già yếu và sư tử con.

Thứ tự khi "ăn cơm" đã được phân định rạch ròi, tuy nhiên thi thoảng vẫn xảy ra trường hợp sư tử cái phá luật, dẫn đến những trận chiến nho nhỏ như trong đoạn clip dưới đây.

Xem đoạn clip, chúng ta có thể thấy nhóm sư tử cái đi săn được một con trâu khá lớn và định lén lút ăn vụng miếng thịt ngon. Hành động "ăn vụng" đã không qua mắt được con sư tử đực. Nóng mắt trước hành vi qua mặt của nhóm sư tử cái, con đực liền hùng hổ phi tới, gầm lên những tức giận như thể nhắc nhở rằng ta đây mới là chủ nhân của cái đàn sư tử này.

Lúc này, nhóm sư tử cái mới tỉnh ngộ, biết thân biết phận, cun cút rút lui khi con sư tử đầu đàn tiến gần đến bữa ăn của mình.

Còn duy nhất một con sư tử cái vẫn tỏ thái hờn dỗi không cam chịu nhường bữa nhưng vô ích.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật