Diego Maradona - một Alexis Zorba từ thảm cỏ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cái chết là điều không ai có thể tránh khỏi. Và trong một ngày trước Lễ tạ ơn, di‌ego Maradona đã đi đến cái đích không ai tránh khỏi ấy.
Diego Maradona - một Alexis Zorba từ thảm cỏ
Ảnh minh họa

Để rồi cả thế giới bàng hoàng trước một mất mát, bởi ai cũng nghĩ lúc nào di‌ego Maradona cũng vẫn còn ở ngay đó thôi, như điều vô cùng bình thường. Chỉ khi ông không còn thở nữa, mỗi người mới nhận ra một phần ký ức trong ta bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc.

Thiên thần và quỷ dữ

Có đoạn video vẫn được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, chẳng cần có dịp nào liên quan cả. Chỉ là khi ai đó sực nhớ ra thôi, về một thời họ đã trải qua, về một hoài niệm rất xa, họ vội vã kiếm tìm nó trên mạng xã hội và đăng tải lại, hoặc gửi bằng tin nhắn cho vài người thân nào đó.

Đoạn video ấy chỉ có nhân vật duy nhất: di‌ego Armando Maradona, khởi động một mình một kiểu, đầy tự do, đầy ngẫu hứng, đầy phóng túng, trên sân San Paolo của S.S.C Napoli trong buổi chiều bàng bạc của một ngày thập niên 80.

Có ai từng liên tưởng những động tác khởi động với trái bóng ấy của Maradona với điều gì hay không? Màn tiêu khiển như làm xiếc ư? Cũng có thể lắm. Cậu bé chơi với trái bóng không biết mệt mỏi là gì chăng? Cũng phải thôi, khi Maradona vẫn luôn được gọi là “Cậu bé vàng”. Tuy nhiên, chưa mấy người gọi nó là một điệu nhảy cả. Vậy thì hãy xem lại đi, từng cử động, từng dịch chuyển. Maradona như đang khiêu vũ trên sân San Paolo thì đúng hơn.

Nếu xem lại cả những trận cầu lừng danh mà Maradona từng thi đấu, hẳn chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn “nét vũ đạo” trong những động tác của thiên tài bóng đá vĩ đại nhất mà nhân loại từng có. Kể cả là động tác tay “nổi tiếng và tai tiếng” trên sân Azteca trước tuyển Anh ở World Cup 1986 cũng có cái nhịp nhàng của một điệu vũ.

Cái động tác tay mà Sir Bobby Robson đã dùng từ rất nặng là “bất lương” để nói về Maradona từ ấy và sau này đã trở thành một “huyền sử” của World Cup. Những tranh cãi xoay quanh tính “liêm chính” của nó vẫn còn kéo dài mãi.

Sự "ma mãnh" là một phần yếu tố tạo nên di‌ego Maradona vĩ đại. Ảnh: Guardian.

Tuy nhiên, chẳng một ai để ý dù “Bàn tay của Chúa” đã là câu chuyện lừng danh thì có nó hay không có nó tồn tại trong lịch sử đi nữa, di‌ego Maradona vẫn vậy. Nó không làm ông thú vị hơn (vì sự tinh quái rất Nam Mỹ), và nó cũng chẳng khiến ông xấu xa thêm chút nào. Cơ bản, mọi người đều thừa nhận “Maradona là một vĩ nhân” và cùng chấp nhận trong bản thể của vĩ nhân ấy, cả thiên thần lẫn quỷ dữ đều hồn nhiên tồn tại.

Có lẽ nào, cái chất vũ công trong con người Maradona mới chính là thứ tạo nên tài năng bóng đá trong ông? Những động tác kỹ thuật cá nhân khéo léo của ông cũng đến từ chất vũ công ấy? Mọi phân tích đều có thể có lý cả, nhất là khi để ngợi khen nhân vật xuất chúng đến vô cùng. Chỉ có dữ kiện là khỏi cần phân tích hay bàn cãi: Maradona sinh ra từ một điệu vũ và luôn luôn thể hiện sự hứng thú sau mỗi chiến thắng trên sân cỏ bằng điệu vũ với những cái lắc hông điêu luyện.

Chỉ có một Maradona

Một ngày cuối tháng 10/1960, bà Dalma “Tota” Salvadora đang trong một điệu vũ thì cơn đau ập tới. Chỉ vài tiếng sau, trong nhà bảo sinh, một cậu bé khỏe mạnh đã chào đời và được đặt tên là di‌ego, giống cái tên của người cha: di‌ego Chitoro Maradona. Cậu bé ấy có lẽ quá bị phấn khích bởi nhạc điệu, tiết tấu, những động tác, những xoay vòng mà Tota đã thể hiện nên vội vã chào đời chăng? Để cậu bắt đầu cuộc đời hân hoan như thể một điệu vũ kéo dài tận 60 năm, một điệu vũ bất tận của hân hoan, của hưởng thụ, hồn nhiên say sưa y như nhân vật Alexis Zorba của đại văn hào Nikos Kazantzakis.

Với 3 người chị gái trên mình và công việc làm “osin” của cha mẹ, đời sống của gia đình Maradona thực tế không dễ dàng gì. Họ sống trong căn nhà mà cha của ông phải tự tay thu xếp từ gạch, sắt thép cũ thu lượm lại được từ những căn nhà nát khác.

Họ sống không có điện và cũng chẳng có nước sạch để sinh hoạt ở khu Villa Fiorito, ngoại ô Buenos Aires. Tất cả điều kiện ấy dạy Maradona hai điều. Thứ nhất là phải sống. Và thứ hai, một tinh thần tự do, phóng khoáng cùng ý thức trung thành tuyệt đối với cộng đồng xung quanh mình.

Ba tuổi, Maradona bắt đầu có “bạn khiêu vũ” đầu tiên của mình. Và đó cũng là bạn khiêu vũ của ông đến trọn đời. Người anh họ Beto tặng ông trái bóng cũ nhân ngày sinh nhật. Ông ôm nó vào giấc ngủ, ôm nó vào cuộc đời, xoay vần nó như một người bạ‌n tìn‌h, một thiếu nữ mãi mãi mơn mởn xinh tươi dặt dìu bên ông trong một điệu vũ.

Và trong suốt cả tuổi thơ “phải sống” mà ông từng trải qua với mọi việc có thể kiếm ra tiền, từ mở cửa taxi cho khách, thu lượm đồ ve chai…, trái bóng không bao giờ rời khỏi cậu bé cabecita negra (đầu đen, biệt danh hồi nhỏ của Maradona).

Chính vì sự gắn bó ấy tạo nên Maradona với những kỹ năng tuyệt vời như thể Chúa muốn ông là sứ giả túc cầu khi có những điều Chúa muốn dạy loài người chơi bóng đá, nhưng loài người lại không thể thực hiện nổi. Những kỹ năng ấy khiến HLV Francisco Cornejo của CLB Argentinos phải nhận xét về Maradona sau một trận đá thử hồi ông 8 tuổi “Thằng bé dường như đến từ hành tinh khác”.

Sau này, người ta nói về Ronaldo béo, nói về Messi, nói về Cristiano Ronaldo cũng bằng cái nhận xét “người hành tinh khác” như vậy. Nhưng với rất nhiều người, chắc chắn chỉ có một “người đến từ hành tinh khác” là di‌ego Maradona mà thôi. Bởi vì ông, dù không có kỷ lục cá nhân tính bằng các con số một cách lẫy lừng như họ, nhưng lại có một thứ mà họ chưa chắc gì đã có được.

Trong thứ bóng đá của ông trình diễn nó có cả cái đời sống của ông và mơ ước của mỗi cá nhân ngoài kia ẩn chứa. Đó là thứ bóng đá chạm vào được khát vọng trần trụi của mỗi con người: được sống một cách phóng khoáng nhất, vượt qua mọi gông xiềng của đạo đức, lề luật, trói buộc lý tính làm khô chai phần người.

Người ta đã biết nhiều về đời sống của Maradona, với cigar, với m‌a tú‌y, với rượu, với các cô nàng căng tràn sức sống. Người ta cũng kinh ngạc bởi lựa chọn đến huấn luyện một CLB nhỏ ở Sinaloa - Mexico, nơi mà họ nghĩ chẳng xứng với danh tiếng của ông, cùng thành tích tỷ lệ thắng 75% khi huấn luyện ĐTQG Argentina.

Cơ bản, người ta thán phục những quyết định táo bạo đầy cảm xúc rất con người trong vóc dáng thấp bé, nhưng năng lượng sống lại luôn dạt dào qua ánh mắt sinh động vô cùng. Người ta muốn sống như ông, như một điệu vũ trọn đời, nhưng người ta không thể. Và ông không chỉ sống cho riêng mình, ông còn sống thay cho mơ ước, khát vọng của cả triệu con người khác.

Nikos Kazantzakis dựng nên một nhân vật Alexis Zorba vĩ đại hoàn toàn hồn nhiên, chỉ biết đến thụ hưởng tứ khoái của giống người nhưng cũng biết say mê trong công việc của đời mình. Zorba xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết ấy với điệu vũ cuồng dã bên đống lửa, như hình ảnh biểu trưng và khi qua đời, cũng qua đời như mới trải qua điệu vũ cuồng nhiệt nhất với mười đầu ngón tay bám thành vết hằn trên khung cửa sổ gỗ.

Ở "túc cầu giáo", Maradona là một vị chúa. Ảnh: Getty.

Và Maradona như hiện thân của Zorba trong đời sống bóng đá. Điệu vũ của riêng ông được trình diễn say mê cho tới tận những phút cuối cùng của cuộc đời. Và nếu như lịch sử đảo chiều để cuốn “Alexis Zorba - tay chơi Hy Lạp” của Kazantzakis được ra mắt sau khi Maradona đã thành danh rồi, chúng ta cũng có thể dám nói Zorba chính là hiện thân của Maradona trong văn học.

Maradona đã chết rồi. Chúng ta phải dùng từ chết để hiểu sự phũ phàng của tạo hóa. Tuy nhiên, ông đã chết để tất cả ký ức đẹp trong mỗi chúng ta được đánh thức, được sống dậy. Từ những ký ức đẹp ấy, sẽ có những người tua lại cuốn băng của đời mình, để bắt đầu sống lại cả khát vọng được tự do, phóng túng mà họ cố chôn vùi, thứ khát vọng họ từng tự an ủi mình rằng họ gửi vào trong chính hình ảnh đời sống của ông để biết vẫn có một cách sống như thế mà chẳng sợ gì luân lý.

Rồi một năm nữa, 2 năm nữa, 5 năm nữa, chúng ta hãy thử lục lại phần “ký ức” trên mạng xã hội để hiểu thêm. Khi ấy, đọc lại những dòng chúng ta viết về ông ở Lễ tạ ơn 2020, chúng ta sẽ hiểu ông vẫn còn sống mạnh mẽ trong mỗi người đến nhường nào.

Lúc đó, hãy nhớ tạ ơn cuộc đời, tạ ơn số phận đã cho chúng ta được trải qua thời đẹp nhất của bóng đá, thời mà chính ta là người may mắn được chứng kiến một "số 10" dẻo dai uyển chuyển với điệu vũ trên sân cùng trái bóng tròn và thắp lên cho những phận người ngoài kia rất nhiều hy vọng sống.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10980
  1. Maradona từng từ chối sang Nhật chơi bóng
  2. Thầy cũ chưa biết tin Maradona qua đời
  3. “Maradona là cầu thủ bị đốn ngã nhiều nhất”
  4. Con gái “cậu bé vàng” Maradona nộp đơn yêu cầu chia tài sản thừa kế sau cái chết của cha
  5. Pele viết tâm thư tưởng nhớ Maradona
  6. Dấu hiệu bất thường trước khi qua đời của “cậu bé vàng” Maradona
  7. “Maradona đam mê bóng đá, Messi thì không”
  8. Số phận trái ngược của những “Maradona mới”
  9. Nữ cầu thủ gây sốc khi quay lưng, từ chối tưởng nhớ Maradona
  10. “Bác sĩ quá thiếu trách nhiệm, Maradona đã chết oan uổng”
  11. Maradona bị ngã đập đầu xuống đất một tuần trước khi qua đời
  12. Huyền thoại Maradona qua đời: Bác sĩ riêng bị điều tra, tịch thu nhiều tài liệu quan trọng
  13. Thu giữ hồ sơ y tế để điều tra về cái chết của huyền thoại Maradona
  14. Bác sĩ riêng của Maradona từng ngồi tù vì cáo buộc giết người
  15. Nghi vấn Maradona bị ngộ sát, cảnh sát khám nhà bác sĩ riêng
  16. Maradona đột tử, bác sĩ riêng có thể bị cáo buộc ngộ sát
  17. Tiết lộ lời nhắn cuối cùng của Maradona
  18. Diego Maradona: Huyền thoại lắm tài nhiều tật
  19. Messi làm điều đặc biệt để tri ân Maradona
  20. Thời khắc cay đắng trong sự nghiệp của Maradona
  21. HLV Ancelotti khóc trong phút tưởng nhớ huyền thoại Maradona
  22. Lời khai bất ngờ của nữ y tá chăm sóc Maradona trong ngày qua đời
Video và Bài nổi bật