Đón chờ “siêu trăng dâu tây” tại Việt Nam tối nay 24/6

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đêm nay (24/6), Trái đất chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú, có tên gọi là “siêu trăng dâu tây“ (Super Strawberry Moon).
Đón chờ “siêu trăng dâu tây” tại Việt Nam tối nay 24/6
Ảnh minh họa

Theo Daily Mail, thời điểm quan sát siêu trăng dâu đẹp nhất từ Việt Nam chính là đêm ngày 24 tới rạng sáng ngày 25/6.

Trong đó, khoảnh khắc trăng tròn hoàn toàn sẽ xảy ra vào lúc 1 giờ 39 phút rạng sáng 25/6, cũng là thời điểm dễ quan sát nhất.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia về thiên văn, thời điểm quan sát hiện tượng siêu trăng đẹp nhất lại là vào lúc hoàng hôn.

Bởi lẽ đó là lúc xảy ra hiện tượng "ảo ảnh Mặt Trăng", làm phóng đại kích thước thêm một chút so với thực tế.

Nguồn gốc của tên gọi "siêu trăng dâu tây"

"Siêu trăng dâu tây" thực ra là tên gọi kết hợp giữa hiện tượng "siêu trăng" và "trăng dâu tây".

Trong đó, siêu trăng xảy ra khi trăng tròn vào đúng thời điểm Mặt Trăng ở gần Trái Đất trên quỹ đạo hình elip của mình.

Còn "trăng dâu tây" là tên gọi thân mật của trăng tròn tháng 6, bởi nó xuất hiện vào mùa dâu tây chín ở châu Mỹ.

Đây hiện tượng trăng tròn cuối cùng của mùa xuân ở Bắc Bán cầu, xảy ra khi Mặt Trăng ở vị trí đối diện với Mặt Trời nếu nhìn từ Trái Đất. Nửa hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng khi đó được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ.

Khi Mặt Trăng bị che phủ hoàn toàn bởi bóng của Trái Đất, nó sẽ tối đi, nhưng không chuyển sang màu đen hoàn toàn, mà có màu đỏ sậm, màu cam.

Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết ánh sáng Mặt Trời chứa tất cả các màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy. Trong đó, các hạt khí tạo nên bầu khí quyển của Trái đất có nhiều khả năng đã phân tán ánh sáng có bước sóng màu xanh lam, trong khi ánh sáng có bước sóng màu đỏ thì vẫn xuyên qua được.

Đây được gọi là hiện tượng tán xạ Rayleigh, và đó là lý do tại sao bầu trời thường có màu xanh lam, nhưng mỗi khi bình minh và hoàng hôn thường có màu đỏ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật