Trực thăng bọc thép Nga miễn nhiễm với đạn pháo

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tập đoàn Rostec vừa chính thức giới thiệu phiên bản trực thăng đa dụng bọc thép Mi-35P tại Triển lãm MAKS-2021.
Trực thăng bọc thép Nga miễn nhiễm với đạn pháo
Trực thăng Mi-35P tại Triển lãm MAKS-2021.

Trực thăng Mi-35 là phiên bản hiện đại hóa sâu sắc từ Mi-24 huyền thoại (với Mi-25 là cấu hình xuất khẩu). Do hình dạng đặc trưng của thân máy bay và sức mạnh chiến đấu đáng kể, các phi công quân sự đã đặt biệt danh "Cá sấu".

Mi-24/25 đã xuất sắc trong các cuộc xung đột cục bộ, nhận được sự đánh giá cao không chỉ từ các phi công quân sự các nước thân thiện với Liên Xô và Nga, mà còn từ giới quân sự NATO.

Mi-35P (tên không chính thức "Phượng hoàng") đã được cải tiến bên trong rất nhiều với những thiết bị bao gồm: trạm quan sát và theo dõi với máy ảnh nhiệt ma trận; camera màu độ phân giải cao; công cụ đo xa bằng tia laser; kính nhìn ban đêm...

Điều làm nên sự đặc biệt của Mi-35P là máy bay được bảo vệ bằng cabin bọc thép với kính chống đạn (để đối phó với đạn pháo, mảnh đạn...) và "thiết bị bao bọc" - làm giảm nhiệt độ khí thải để chống lại tên lửa phòng không tầm nhiệt.

Hệ thống bảo vệ tích cực của Mi-35P được trang bị dựa trên tia laser, đánh bật tên lửa đối phương và dẫn chúng sang một bên. Phiên bản trực thăng mới này cũng được trang bị hệ thống lái tự động mới nhất.

Để tấn công, Mi-35P mang theo loạt vũ khí gồm: pháo 23mm hai nòng di động, tên lửa không đối đất không điều khiển S-8, các thùng chứa treo với tên lửa S-13 không điều khiển, tên lửa dẫn đường chống tăng Ataka hoặc Vikhr-1/1M.

Đặc biệt, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tổ hợp vũ khí có thể được mở rộng hoặc thay đổi trên Mi-35P.

Không chỉ ấn tượng bởi các thông số giới thiệu tại triển lãm mà năng lực chiến đấu trong thực tế của Mi-35 đã nhiều lần được khẳng định.

Năm 1999, AH-64D Apache đã bị đánh bại trong không chiến bởi một chiếc Mi-35 của Serbia. Chiếc Mi-35 này đã bắn hạ một trực thăng АН-64D và một trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ tham gia vào chiến dịch giải cứu phi công chiếc tiêm kích F-16 bị bắn rơi.

Đáng chú ý là thành tích này được lập trong một trận không chiến ban đêm, mặc dù Mi-35 vốn được sản xuất vào năm 1986 thua kém về trang bị so với chiếc АН-64D hiện đại bắt đầu được đưa vào sản xuất vào năm 1993.

Ưu thế duy nhất của Mi-35 là các tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm có tầm bắn 7 km. Tại thời điểm đó, chiếc Apache có radar nhìn vòng, Serbia đã phát hiện được bức xạ của radar này và bí mật tiếp cận và phóng 1 tên lửa Shturm.

Sau khi tiêu diệt chiếc Apache, chiếc Mi-35 của Serbia đuổi theo và bắn hạ luôn chiếc UH-60. Thành tích ấn tượng của Mi-35 còn được tiếp tục. Ngày 22/7/2002, một chiếc Mi-35 của Triều Tiên đã bắn hạ một chiếc Apache của Hàn Quốc, thắng lợi đã được xác nhận 100%.

Ban đầu, Hàn Quốc phủ nhận việc trực thăng của mình bị bắn hạ và khẳng định rằng, nó rơi là do trục trặc của hệ thống bay bám địa hình. Các chuyên gia Mỹ sau đó điều tra độc lập và phát hiện trong các mảnh xác chiếc Apache có các thanh volfram được dùng làm mảnh sát thương ở tên lửa của Mi-35.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật