Hậu quả phương Tây, Kosovo - Serbia căng thẳng trở lại

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vùng giáp ranh giữa Serbia và Kosovo căng thẳng trở lại, xuất hiện xe tăng và MiG-29.
Hậu quả phương Tây, Kosovo - Serbia căng thẳng trở lại
Kosovo đưa đặc nhiệm đến biên giới với Serbia

Trang RT cho hay, video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy tình hình ở biên giới Kosovo và Serbia đang trở nên căng thẳng. Một lượng lớn xe tăng chủ lực của Serbia đã được điều đến biên giới hôm 25/9.

Clip xe tăng Serbia được điều đến biên giới với Kosovo:

Các video lan truyền cho thấy hàng dài xe tăng được chuyên chở đến biên giới, được hộ tống bởi cảnh sát quân sự Serbia.
 
Một video khác cho thấy Serbia cũng đã triển khai ít nhất hai máy bay chiến đấu MiG-29 để tuần tra biên giới hành chính với Kosovo.

Cuộc phô trương lực lượng diễn ra trong bối cảnh bùng phát mới giữa Serbia và Kosovo, được thúc đẩy bởi việc Kosovo yêu cầu tất cả các phương tiện mang biển số Serbia phải có biển số tạm thời do Kosovo cấp tại các trạm kiểm soát biên giới trước khi đi vào khu vực của lãnh thổ ly khai.

Quy tắc này sẽ có hiệu lực vào Thứ 2 tới. Mỗi lái xe Serbia sẽ phải trả thuế khoảng 5 euro để nhận biển số của "Cộng hòa Kosovo" tạm thời có giá trị trong 60 ngày.

Cảnh sát Kosovo cũng được cho là đã thu giữ biển số xe của Serbia từ những người lái xe sống ở các quận có đa số người Serbia sinh sống ở phía bắc Kosovo.

Lệnh cấm đã gây ra các cuộc phản đối từ người dân tộc Serbia sống ở Kosovo. Họ đã chặn 2 con đường chính dẫn đến các cửa khẩu ở biên giới. Các trạm kiểm soát cũng bị chặn trong ngày thứ 5 liên tiếp.

Hôm 25/9, Cảnh sát Kosovo tuyên bố rằng 2 văn phòng Bộ Nội vụ gần các cửa khẩu biên giới đã bị tấn công. Một văn phòng đăng ký ô tô ở thị trấn Zubin Potok đã bị phóng hỏa và một văn phòng đăng ký dân sự tại Thị trấn Zvecan đã ghi nhận hai quả lựu đạn nhưng may mắn không phát nổ.

Thủ tướng Kosovo Albin Kurti cáo buộc Serbia đang "cố gắng kích động một cuộc xung đột quốc tế nghiêm trọng" sau các phản ứng của người dân ở đây.

Clip xe tăng Serbia được điều đến khu vực biên giới Kosovo:

ADVERTISEMENT

Cả Kosovo và Serbia đều đã yêu cầu bên còn lại phải cung cấp biển số tạm thời trước khi vào khu vực của nhau.

Serbia hiện vẫn không công nhận tỉnh Kosovo trước đây của mình là một quốc gia riêng biệt và coi biên giới chung của họ chỉ là ranh giới tạm thời.

Serbia đã đặt quân đội của mình ở các khu vực gần Kosovo trong tình trạng báo động cao hơn. Đài truyền hình nhà nước RTS hôm thứ Bảy đưa tin rằng máy bay phản lực quân sự của Serbia đã bay ở khu vực biên giới hai lần trong ngày. Điều này đã khiến người Serbia ở khu vực biên giới đang biểu tình reo hò và cổ vũ.

Năm 1991, Kosovo tự tuyên bố độc lập khỏi Serbia. Xung đột đi kèm với các cuộc đàn áp lớn và thanh lọc sắc tộc: quân ly khai Albania đã phá hủy nhiều di tích văn hóa Chính thống giáo.

Năm 1999, NATO can thiệp vào cuộc đối đầu vũ trang, ném bom các thành phố và cơ sở quân sự của Nam Tư. Kết quả là Belgrade buộc phải đồng ý cho NATO triển khai quân tới Kosovo. Khu vực này thuộc quyền quản lý của Liên Hợp Quốc.

Ngày 17 tháng 2 năm 2008, các cấu trúc Kosovo-Albanian ở Pristina đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia.

Hiện nay, Nga vẫn từ chối công nhận nền độc lập của Kosovo và phản đối sự ra đời trái nguyên lý của nhà nước Cộng hòa Kosovo. 

Một cựu thành viên chính phủ Kosovo, Nghị sĩ Ivan Todosijevic từng nhắc đến sự can thiệp của NATO vào Nam Tư năm 1999 rằng: "NATO xâ‌m lượ‌c nước ta dựa trên cái cớ là thảm họa nhân đạo ở Kosovo và vụ thảm sát bịa đặt ở Recak năm 1999. Thực ra những kẻ khủ‌ng b‌ố người Albania đã gây ra tội ác. Chính NATO giúp chúng châm ngòi xung đột để lấy cớ xâ‌m lượ‌c".

Ngày 5/12, Tòa án Pristina đã kết án Ivan Todosijevic 2 năm tù giam với cáo trạng là kích động hận thù dân tộc.     

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật