Mở rộng đối tượng khen thưởng sẽ huy động được mọi tầng lớp xã hội tham gia phong trào thi đua yêu nước

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, ngày 28-10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Mở rộng đối tượng khen thưởng sẽ huy động được mọi tầng lớp xã hội tham gia phong trào thi đua yêu nước
Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) thảo luận về Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Ảnh: QH

Dự thảo Luật Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) gồm 98 điều, 8 chương. Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng (TĐKT) để thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về công tác TĐKT; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác đổi mới công tác TĐKT, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước…

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (thành phố Cần Thơ) đánh giá cao việc Dự thảo Luật đã bổ sung, mở rộng các đối tượng được khen thưởng như người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, các doanh nhân, trí thức, nhà khoa học, kể cả các cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việc mở rộng các đối tượng sẽ huy động rộng rãi mọi thành phần, tầng lớp xã hội tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước.

Theo các đại biểu, thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện, tự giác của cá nhân, tập thể phấn đấu vì những mục đích chung, hướng đến những điều tốt đẹp, mục tiêu cao hơn trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh... phát huy được sức mạnh của từng cá nhân, tập thể trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu, phạm vi và hình thức tổ chức thi đua phụ thuộc vào từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và mỗi cộng đồng chứ không phải tất cả đều giống nhau.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát và bổ sung về phạm vi, thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua để có quy định khuyến khích mọi hình thức thi đua với sự tham gia đa dạng, đông đảo các thành phần, tầng lớp xã hội. Về nội dung khen thưởng, cần khắc phục được tính hình thức và chạy theo thành tích trong TĐKT, nhất là trong khen thưởng.

Để giải quyết được vấn đề các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật sửa đổi phải có những quy định cụ thể, rõ ràng. “Khen thưởng phải theo công trạng, phải dựa trên công trạng của các cá nhân, tập thể đạt được; có như vậy mới thực sự động viên được đối tượng được khen thưởng và khích lệ cộng đồng xã hội học tập, phát huy và hướng tới” - đại biểu Phạm Hùng Thắng nói.

Về nguyên tắc khen thưởng, theo các đại biểu Dự thảo Luật lần này có bổ sung nguyên tắc quan tâm khen thưởng tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong TĐKT. Nhưng không có điều khoản nào quy định về việc quan tâm khen thưởng tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo; cũng như việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong TĐKT. Vì vậy, Ban soạn thảo cần nghiên cứu cụ thể hóa các nguyên tắc này trong Dự thảo Luật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật