Anh thợ xây bắt được con bướm ma kỳ dị, to như chuột; chuyên gia: Ăn sống, chín đều ngon

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bắt được con bướm ma này thì nên chiên xù hay cho vào nồi luộc đây?
Anh thợ xây bắt được con bướm ma kỳ dị, to như chuột; chuyên gia: Ăn sống, chín đều ngon
Ảnh minh họa

Một con bướm ma khổng lồ, nặng nhất trong số các loài từng được biết đến xuất hiện tại một trường học đang xây dựng. Cơ hội cho các học sinh thích khám phá thế giới tự nhiên.

Khi đang thi công tại một trường tiểu học ở Úc, một người thợ xây vô tình phát hiện một con ngài (tên gọi dân gian là bướm ma) khổng lồ có kích thước tương đương một con chuột. Chính vì kích thước lớn nên con ngài gần như không thể bay.

Mặc dù đối với một số người, phát hiện này có thể làm cho họ hoảng sợ, nhưng hiệu trưởng của trường học, bà Meagan Steward, lại gọi đây là một "phát hiện tuyệt vời".

Trả lời phỏng vấn trên đài ABC Brisbane, Úc, bà Steward nói rằng: "Trường học của chúng tôi ở ngay sát bìa rừng, và chúng tôi đã phát hiện ra chú ngài khổng lồ này trong khi đang thi công". Bà cho rằng đây là lần đầu tiên các giáo viên và học sinh nhìn thấy một con ngài có kích thước lớn như thế này.

Phía nhà trường đã đăng tải hình ảnh con ngài khổng lồ này lên Facebook, bức ảnh đã được lan truyền khắp các trang mạng xã hội và nhận được hàng ngàn lượt tương tác.

Loài ngài khổng lồ có danh pháp khoa học là Endoxyla cinereus, thường sống dọc theo bờ biển Queensland và New South Wales phía Đông Bắc nước Úc. Theo Tiến sĩ Christine Lambkin, chuyên gia về côn trùng học tại bảo tàng Queensland, đây là loài ngài có kích thước cũng như khối lượng lớn nhất trên thế giới.

"Loài này hầu như không hề bay, con cái thường chỉ leo lên thân cây hoặc hàng rào gần đó, chờ đợi con đực tìm thấy mình", tiến sĩ Lambkin cho biết.

Con cái có kích thước lớn gấp đôi con đực, chúng có thể nặng tới 30 gam và dài tới 25cm. Sở dĩ có kích thước lớn như vậy vì chúng có khoang bụng lớn, độ rộng cỡ một ngón tay người trưởng thành. Do vậy khi mang thai, con cái có thể mang tới 40.000 trứng trong c‌ơ th‌ể.

Vòng đời của loài này cũng rất ngắn. Chúng sẽ chết sau khi thụ tinh và đẻ trứng. Có lẽ đó là lý do vì sao con người ít khi tìm thấy chúng.

Tiến sĩ William sho‌ckley, chuyên gia trong lĩnh vực di truyền học lại tỏ ra rất hứng thú với loài vật này bởi chúng không có trạng thái gọi là "trưởng thành", không giống như con người hay các loài vật khác. Ông cũng cho biết rằng loài ngài khổng lồ này còn là thức ăn đối với người bản địa.

"Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến, vị của chúng tựa như vị của quả hạnh nhân", Tiến sĩ sho‌ckley cho biết thêm.

Việc phát hiện ra loài vật này tại đây sẽ giúp các nhà côn trùng học thu thập được thêm nhiều dữ liệu về sự phân bổ của loài, điều mà các nhà khoa học luôn quan tâm.

Sau khi được xem bức ảnh chụp con vật, các học sinh lớp 4-5 đã hào hứng tổ chức một cuộc thi viết về sự xâ‌m lượ‌c của loài vật này. "Các học sinh rất sáng tạo, chúng tưởng tượng ra cảnh cô Wilson [một giáo viên trong trường] bị loài vật này ăn thịt, chúng sẽ viết các tác phẩm về câu chuyện này", bà Steward kể lại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật