Sản xuất các ngành hàng chủ lực theo chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tháp Mười từng bước được tổ chức, sắp xếp (cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa...) phù hợp với từng vùng chuyên canh.
Sản xuất các ngành hàng chủ lực theo chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Tháp Mười phấn đấu diện tích liên kết trồng và tiêu thụ sen đạt 100% xuống giống

Từ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao, giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất trồng trọt tăng lên. Trong đó, nổi bật là các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, người dân bước đầu hình thành thói quen sản xuất theo nhu cầu thị trường, có liên kết đầu vào đầu ra cho sản phẩm nông sản, trong đó diện tích liên kết và tiêu thụ lúa cuối năm 2021 đạt hơn 23.000ha. Ngoài sản xuất lúa, người dân huyện Tháp Mười cũng đầu tư chăn nuôi ếch, cá sặc rằn và có liên kết với nhau trong sản xuất thông qua các tổ hợp tác. Nổi bật là nhiều diện tích nuôi thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.


Đồng chí Hồ Minh Tâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đốc Binh Kiều cho biết, thời gian gần đây, người dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp và diện tích vườn tạp sang trồng cây ăn trái, nhiều nhất là cây mít bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Địa phương thành lập được Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để cung ứng vật tư nông nghiệp, cây giống... cho thành viên Hợp tác xã cũng như người dân địa phương. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông sản trên địa bàn xã Đốc Binh Kiều còn thấp, hiệu quả chưa cao. Hình thức hợp tác, liên kết sản xuất phát triển còn chậm, sản phẩm nông nghiệp được bán ở dạng thô.

Đồng chí Trần Thị Quý – Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười cho biết, để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND huyện Tháp Mười đã xây dựng Kế hoạch quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất gắn với xây dựng các ngành hàng chủ lực theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2026. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển các ngành hàng chủ lực theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; tập trung chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thị trường, hình thành chuỗi giá trị đối với sản phẩm từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ gắn với nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm...

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch đến năm 2025, huyện phấn đấu có ít nhất 6 ngành hàng có truy xuất được nguồn gốc gồm: lúa, ếch, cây sen, trứng vịt, cá sặc rằn, cây ăn trái. Diện tích liên kết trong sản xuất lúa đạt 30% tổng diện tích xuống giống. Trong đó, diện tích trồng sen đạt 1.000ha. Trong đó, liên kết trồng và tiêu thụ đạt từ 10% tổng diện tích xuống giống. Tổng số lượng ếch thả nuôi đạt 50 triệu con với sản lượng đạt trên 6.000 tấn. Tổng diện tích nuôi cá sặc rằn đạt 250ha, sản lượng trên 6.000 tấn và liên kết tiêu thụ với công ty, doanh nghiệp đạt 5% tổng sản lượng. Diện tích vườn cây ăn trái là 4.200ha, ổn định diện tích trồng mít là 2.000ha và có ít nhất 1 mô hình trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP.

Huyện Tháp Mười xây dựng lịch thời vụ phù hợp trong sản xuất lúa (ngành hàng lúa) với điều kiện thực tế nhằm né rầy, né sâu bệnh, né thời tiết bất lợi. Thực hiện giãn vụ, luân canh cây hoa màu tại các xã. Tổ chức thực hiện mô hình sản xuất lúa Nhật trình diễn gắn với nhà máy chế biến, tạo vùng nguyên liệu lớn, sản xuất theo quy trình của các công ty, doanh nghiệp, hướng đến liên kết ổn định, bền vững, theo tiêu chuẩn an toàn, từng bước hướng đến sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại các vùng nguyên liệu. Triển khai thực hiện quy hoạch vùng trồng sen (ngành hàng sen) chuyên canh tại Khu du lịch Đồng Sen Gò Tháp một cách đồng bộ, hiệu quả; khuyến khích nông dân tham gia thực hiện mô hình lúa – sen luân canh; đẩy mạnh việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sen Tháp Mười trong và ngoài nước, nhất là kêu gọi đầu tư các dự án chế biến các sản phẩm từ sen...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật