Thánh địa Machu Picchu có nguy cơ biến mất vì thảm kịch nào?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nằm trên một đỉnh núi cao ở Peru, thánh địa Machu Picchu là công trình nổi tiếng của đế chế Inca còn đến ngày nay. Tuy nhiên, Machu Picchu có nguy cơ biến mất vì thảm họa lở đất và cháy rừng.
Thánh địa Machu Picchu có nguy cơ biến mất vì thảm kịch nào?
Thánh địa Machu Picchu nằm trên đỉnh một ngọn núi cao 2.430m trong thung lũng Urubamba ở Peru, cách thành phố Cusco khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Đây là một trong những trung tâm khảo cổ quan trọng nhất t

Machu Picchu được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Inca Pachacuti để ăn mừng chiến thắng sau khi thu phục được bộ tộc Chancas. Đế chế Inca tồn tại từ năm 1438 - 1533.

Tất cả các công trình tại Machu Picchu đều được xây dựng theo phong cách kiến trúc độc đáo của người Inca với những bức tường đá không cần dùng vữa.

Những khối đá được cắt gọt, đục đẽo để có kích thước tương đương nhau trước khi xếp chồng vừa vặn vào nhau mà không để lọt khe hở nào.

Theo các nhà khảo cổ, 3 khu vực chính trong Machu Picchu gồm: khu vực linh thiêng, khu vực dân chúng ở phía Nam và khu vực của các thầy tu cùng với tầng lớp quý tộc. Trong đó, khu vực linh thiêng được các nhà khảo cổ học quan tâm nhất.

Vào năm 1938, UNESCO công nhận thành phố Machu Picchu của người Inca là Di sản Thế giới.

Với niên đại vài trăm năm tuổi, Machu Picchu hiện nay bị đe dọa bởi cháy rừng vào mùa Hè và có nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn vào mùa Đông.

Giới chức trách nỗ lực tìm các giải pháp nhằm bảo vệ thành phố Machu Picchu không bị thiên nhiên phá hủy.

Trong số này, các chuyên gia đã triển khai chiến dịch trồng 1 triệu cây xanh xung quanh khu phức hợp khảo cổ rộng 35.000 ha nhằm tạo thành một "đường băng xanh" ngăn lở đất và cháy rừng.

Chiến dịch này hứa hẹn sẽ giúp bảo tồn tàn tích thành phố cổ Machu Picchu cũng như cung cấp môi trường sinh thái cho hệ động thực vật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật