40 năm bốc mộ làm phước, người phụ nữ nửa đêm bật nắp áo quan thấy vàng quyết không tham

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là câu chuyện về bà Trần Thị Bình ở Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Người phụ nữ vớt người trôi sông năm nay đã 66 tuổi nhưng giọng nói vẫn hào sảng và linh hoạt trong mọi công việc, sinh hoạt hàng ngày. Thời trẻ lao động quần quật kiếm sống đã giúp bà có sức khỏe hơn nhiều người cùng lứa tuổi.
40 năm bốc mộ làm phước, người phụ nữ nửa đêm bật nắp áo quan thấy vàng quyết không tham
Ảnh minh họa

Xem Video: (VTC14)_Thực hư người dân xúc đất phát hiện mộ cổ 300 năm

//

Từ khi còn là một đứa trẻ cho đến bây giờ, bà Bình vốn sống bằng việc đánh cá ở sông Hồng. Cứ đêm đến là bà đi cùng đoàn chài lưới dọc sống và trở về lúc rạng sáng.

Ngoài công việc đánh cá, bà Bình được người dân trong vùng biết đến với công việc bốc mộ cho những người đã mất. Bà làm công việc này đã rất lâu, đến mức cũng chẳng nhớ lần đầu dấn thân vào con đường này là khi nào, chỉ biết rằng lúc đó bà chưa có chồng và còn rất trẻ.

Với công việc có tính đặc biệt và khiến nhiều người e ngại thế này hẳn cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ với bà Bình. Tuy nhiên, đó chẳng phải chuyện gì rùng rợn theo lời đồn đoán của dân gian mà là đối diện với lòng tham và sự chính trực trong con người của mình. Cách đây hơn chục năm, khi bốc mộ cho một người phụ nữ, bà phát hiện thấy có nhiều vàng bạc được chôn theo dù trước đó người thân không hề biết việc này.

“Nếu tôi tham lấy chỗ vàng đó cũng không ai biết, số vàng đó bán đi có thể đủ mua vài cái nhà mặt phố chứ chẳng đùa. Nhưng đây là của tâm linh, tôi làm phúc nên chẳng tơ hào, biết đâu lấy được thì giàu lúc đó, nhưng lại họa về sau”, bà Bình kể.

(Ảnh: Dân Trí)

Chính tấm lòng cương trực, tỉnh táo biết đâu là của cải không nên đụng đến nên bà Bình giữ mình trong sạch. Đứng trước tiền của, thử hỏi có mấy ai kịp răn mình để không sa lầy, nổi lòng tham. Thực tế có giai đoạn xảy ra tình trạng nhiều kẻ trộm của cải được chôn theo người đã mất và đó là hành động tán tận luong tâm, chọc nguấy đến người đã mất chỉ vì tham lam.

Có lần bà phải tự tay lấy từng mẩu xương khi bốc một ngôi mộ chưa tiêu rữa hết thịt. Đến người nhà của người mất còn không dám tới gần nhưng một tay bà Bình đã làm công việc ấy. Bản thân là phụ nữ vốn yếu đuối, dễ sợ hãi hơn đàn ông nhưng bà Bình lại khác. Khi đứng trước lằn ranh sự sống - cái chết, tận mắt chứng kiến những người ra đi càng khiến bà dặn lòng không được sợ hãi. Bà sợ thì ai sẽ làm?

Bà Bình bốc mộ theo kiểu cha truyền con nối, từ nhỏ đã được bố dạy dỗ công việc này và ngót nghét đó đã 40 năm trôi qua. Bà bốc mộ nhưng không đưa giá, tùy lòng hảo tâm ai muốn cho nhiều thì lấy bấy nhiêu bởi đó là làm phúc. Công việc của bà vừa rùng rợn, lại nguy hại sức khỏe vì tiếp xúc người mất nhưng bà cứ canh cánh trong lòng, nếu mình nghỉ thì ai sẽ thay thế?

(Ảnh: tintuconline)

Không chỉ bốc mộ, bà còn cứu vớt biết bao người nghĩ quẫn gieo mình xuống sông. Lúc 14 tuổi, bà đã từng cứu một phụ nữ mang thai nhưng bị ruồng bỏ mà tìm cách kết liễu. Một phần vì mủi lòng trước những số phận bế tắc mới nghĩ quẫn, một phần vì lòng thương người, thấy kẻ gặp nạn khó lòng quay đi. Thế là người phụ nữ trên 60 tuổi ấy đã tự hứa với lòng sẽ tranh “bát cơm” với Hà Bá để cứu người.

40 năm qua, bà gắn bó với công việc vớt th‌i th‌ể trôi sông, bốc mộ người đã mất và kịp thời cứu vớt biết bao người nghĩ quẩn. Hoàn cảnh của bà cũng có khấm khá, dư dả gì với ai nhưng giúp được chút nào trong khả năng là bà đều không khước từ. Nhà nghèo, hoàn cảnh khó khăn nên bà chỉ học đến hết lớp 3 rồi lớn lên làm thuê đủ nghề để mưu sinh. Cuối cùng số phận đẩy đưa khiến bà gắn liền với sông Hồng và những lằn ranh sinh - tử cận kề.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật