Thủ tục rườm rà, quá ít hộ kinh doanh ở Đắk Lắk được hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến đến nay, ngành thuế tỉnh Đắk Lắk mới nhận được 500 hồ sơ trong tổng số hàng chục nghìn hộ kinh doanh ở địa phương này được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Thủ tục rườm rà, quá ít hộ kinh doanh ở Đắk Lắk được hỗ trợ theo Nghị quyết 68
Thành phố Buôn Ma Thuột nhiều lần áp dụng Chỉ thị 16 dài ngày nhưng vẫn chưa lập hồ sơ hỗ trợ các hộ kinh doanh phải ngừng hoạt động theo Nghị quyết 68.

Theo Nghị quyết 68 ban hành ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một lần 3 triệu đồng đối với hộ kinh doanh phải dừng hoạt động liên tục từ 15 ngày trở lên tính từ thời điểm tháng 5/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng chống dịch bệnh.

Ông Ngô Việt Hồng, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, cho biết, đến nay, đơn vị mới nhận được gần 500 hồ sơ đề nghị được hỗ trợ, quá nhỏ so với tổng số hơn 30.000 hộ kinh doanh trên toàn tỉnh. Theo quy định, để được hỗ trợ, hộ kinh doanh phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế, có đơn xin hỗ trợ và được hội đồng thẩm định ở cấp xã xác nhận, sau đó gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thẩm định. Cùng với dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến Đắk Lắk chậm trễ trong việc thực hiện chính sách này.

“Hiện nay còn 8 huyện chưa gửi hồ sơ về cơ quan thuế để thẩm định. Chúng tôi cũng đã kiến nghị với UBND tỉnh có chỉ đạo các huyện đẩy mạnh việc lập hồ sơ để các hộ được nhận tiền hỗ trợ, tuy không lớn nhưng cũng để giải quyết khó khăn bước đầu. Một số huyện thì thực sự khó vì do đang cách ly. Thứ hai nữa là thủ tục hiện nay cũng còn phức tạp, chúng tôi cũng đã có đề nghị với Bộ Tài chính là giảm thiểu thủ tục, ví dụ như hộ kinh doanh thì chỉ cần một số cơ quan xác nhận là có giấy phép kinh doanh, có đăng ký thuế; chứ bây giờ bắt người dân phải làm đơn rồi đi lại thì người dân cũng vất vả và cán bộ xử lý cũng vất vả” - ông Ngô Việt Hồng nói

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật