Lo ngại dịch bùng phát, miền Tây đề nghị hỗ trợ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ cần phân bổ vaccine, các tỉnh, thành miền Tây còn mong được hỗ trợ nguồn lực để chống dịch.
Lo ngại dịch bùng phát, miền Tây đề nghị hỗ trợ
Đặt nội khí quản cho bệnh nhân suy hô hấp tại BV d‌ã chi‌ến số 2 (BV Lao và bệnh phổi Tiền Giang). Ảnh: TRUNG SƠN

Những ngày qua, làn sóng người dân từ các tỉnh, thành về quê ở miền Tây khiến tình hình dịch bệnh của một số tỉnh, TP trong vùng diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường nguồn lực để ứng phó.

Không thiếu cơ sở điều trị, chỉ thiếu vaccine

Theo ghi nhận tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, công tác tổ chức điều trị, thu dung theo phương châm bốn tại chỗ và tháp ba tầng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đến nay, các địa phương đều có Trung tâm ICU để điều trị các ca mắc nặng. Quy mô giường bệnh điều trị của các tỉnh ít nhất cũng từ 200 đến hàng ngàn giường bệnh như TP Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp… Các địa phương đều xây dựng các kịch bản đáp ứng y tế nếu dịch lan rộng để huy động các nguồn lực tập trung thu dung, phân loại và điều trị. Chẳng hạn, Bạc Liêu xây dựng kịch bản nếu dịch lan rộng với số ca mắc có thể lên đến 1.000 ca và số trường hợp cần cách ly đến 20.000 trường hợp…

Chưa hết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện các địa phương đã triển khai thiết lập mô hình trạm y tế lưu động hoạt động với phương châm bám dân, gần dân và phục vụ người dân.

Cũng tại khu vực ĐBSCL, từ tháng 8-2021, Bộ Y tế đưa vào hoạt động Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia điều trị COVID-19 đặt tại BV đa khoa trung ương Cần Thơ với quy mô 200 giường. Đây là một trong 12 trung tâm hồi sức tích cực quốc gia được Bộ Y tế thành lập trên cả nước nhằm điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo phân tầng điều trị của Bộ Y tế, trung tâm có nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, nguy kịch tại TP Cần Thơ và các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực ĐBSCL chuyển đến.

Theo ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP Cần Thơ, hiện TP Cần Thơ có đầy đủ trang thiết bị máy móc, sinh phẩm xét nghiệm và thuốc điều trị để phục vụ công tác phòng chống dịch. Hiện tại, Cần Thơ chỉ thiếu vaccine để tăng độ bao phủ đáp ứng miễn dịch cộng đồng và đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất bình thường.

Tương tự, trao đổi với PV, ông Kiên Sóc Kha, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, cho biết hiện nay khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh là 1.100 giường, trong đó có 62 giường hồi sức. Tổng số bệnh nhân đang điều trị là 174. Về năng lực xét nghiệm, ông Kha cho biết tỉnh được trang bị bốn hệ thống xét nghiệm PCR với công suất trên 2.000 mẫu đơn/ngày, test nhanh hiện còn trên 100.000 test, các sinh phẩm xét nghiệm được đảm bảo. Ngoài ra, tỉnh đảm bảo trang bị máy thở nhiều loại, máy tạo ôxy, ôxy bình và ôxy lỏng; trạm y tế lưu động cũng được triển khai tại tất cả xã, phường và thị trấn. Nhưng cái khó của địa phương là nguồn vaccine để tiêm cho dân còn ít và thời gian tới kiến nghị được bổ sung tiếp để đảm bảo tiêm đủ tỉ lệ để đạt miễn dịch cộng đồng.

Nhiều tỉnh đề nghị hỗ trợ nguồn lực chống dịch

Thực tế ghi nhận 10 ngày trở lại đây, có hàng trăm ngàn người từ TP.HCM và các tỉnh vùng trên đổ dồn về quê, gây áp lực rất lớn cho các địa phương vùng ĐBSCL trong công tác tiếp đón, phân loại và thực hiện cách ly.

Cạnh đó, trong số người về quê có không ít trường hợp mắc bệnh đã gây áp lực lên hệ thống y tế vốn dĩ còn nhiều hạn chế của các tỉnh, thành trong vùng khi phải đối mặt nguy cơ bùng phát dịch. Nguồn ngân sách địa phương còn nhiều hạn chế, không đảm bảo đáp ứng được tình hình dân về quá đông, nhất là lương thực, hó‌a chấ‌t, sinh phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Trước tình hình này, vừa qua, một số tỉnh ở ĐBSCL như Bến Tre, Sóc Trăng… phải kiến nghị trực tiếp khi làm việc với các tổ công tác của trung ương hoặc gửi công văn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và các bộ, ban, ngành trung ương hỗ trợ nguồn lực để đảm bảo công tác chống dịch. Các nguồn lực cần hỗ trợ như sinh phẩm xét nghiệm (test chẩn đoán nhanh, kit PCR), hỗ trợ vaccine để tiêm mũi 2 đối với những người đã tiêm vaccine Pfizer, Astra Zeneca…

Như Bến Tre, đề nghị hỗ trợ tỉnh 20.000 kit PCR, 50.000 test chẩn đoán nhanh, đồng thời kiến nghị hỗ trợ tỉnh 100.000 liều vaccine Pfizer và 100.000 liều vaccine AstraZeneca để tiêm mũi 2 cho người dân.

Cà Mau mới đây cũng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh 20.000-30.000 viên thuốc Molnupiravir để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Theo địa phương này, số lượng người dân trở về địa phương quá đông, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao và việc đề nghị hỗ trợ khẩn cấp này nhằm dự phòng khả năng dịch diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát sẽ có cơ số thuốc điều trị cho khoảng 1.000-1.500 người.

Riêng tỉnh Sóc Trăng, trong buổi làm việc mới đây với Tổ công tác phối hợp phòng chống COVID-19 tại một số tỉnh, TP phía Nam của Ban Dân vận Trung ương và các cơ quan y tế TP.HCM, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, đề nghị tổ công tác kiến nghị trung ương hỗ trợ Sóc Trăng chống dịch. Cụ thể, bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đề nghị kết nối với các tỉnh, TP giúp Sóc Trăng về trang thiết bị, bác sĩ, nhân viên y tế để thành lập thêm một BV d‌ã chi‌ến điều trị COVID-19 mới đa tầng. Cạnh đó, hỗ trợ ôxy, máy xét nghiệm, khoảng 200.000 test và sinh phẩm xét nghiệm, quần áo bảo hộ cấp 3 cho nhân viên y tế.

Cần vaccine và năng lực điều trị

Các chuyên gia cho rằng với các tỉnh ĐBSCL hiện nay, hai vấn đề quan trọng là vaccine và năng lực điều trị COVID-19 cũng như điều phối, trang bị thêm các trang thiết bị, thuốc điều trị, vật tư y tế, các sinh phẩm thiết yếu phục vụ xét nghiệm. Đây là những khoảng trống và những cái cần của ĐBSCL mà ngoài nội lực của các địa phương thì không thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật