Mãn nhãn với hiện tượng cầu vồng kép vừa xuất hiện ở Đà Lạt

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cầu vồng kép được ghi nhận ở thành phố Đà Lạt vào rạng sáng ngày 22/10. Trên phương diện khoa học, hiện tượng này được lý giải như thế nào?
Mãn nhãn với hiện tượng cầu vồng kép vừa xuất hiện ở Đà Lạt
Cầu vồng kép là một hiện tượng thời tiết thú vị đôi khi được ghi nhận sau các cơn mưa. Hiện tượng này vừa xuất hiện ở thành phố Đà Lạt vào rạng sáng ngày 22/10. Trên phương diện khoa học

Bản chất của cầu vồng là khi tia sáng mặt trời gặp những giọt nước trong không khí, chúng sẽ bị bẻ cong (khúc xạ) hoặc dội ngược trở lại (phản xạ). Trong quá trình đó ánh sáng bị tán xạ thành 7 màu cơ bản.

 

Xem Video: Mãn nhãn với hiện tượng cầu vồng kép vừa xuất hiện ở Đà Lạt

//

 

Phần lớn ánh sáng thoát ra ngoài và tập trung thành một vòng cung ở phía đối diện với mặt trời. Đó là cầu vồng bậc một, với các màu được xếp theo thứ tự là là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Nếu một phần ánh sáng lại bị bẻ cong thêm một lần nữa trong giọt nước, nó sẽ tạo nên cầu vồng bậc hai khi thoát ra ngoài. Đây chính là khi cầu vồng kép xuất hiện.

Cầu vồng bậc hai sẽ có thứ tự màu ngược lại với cầu vồng bậc một. Đồng thời cường độ ánh sáng của nó yếu hơn nhiều so với cầu vồng chính.

Trên thực tế, cầu vồng kép là xảy ra khá thường xuyên, và không phải là một hiện tượng bất thường của thời tiết. Do cầu vồng thứ hai thường quá mờ nhạt mà sự hiện diện của nó hay bị bỏ qua.

Trong một số trường hợp hy hữu, cầu vồng bậc ba hoặc bốn sẽ xuất hiện nếu ánh sáng bị bẻ cong ba hoặc bốn lần.

 

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật