20 bí ẩn không lời giải đáp của rừng amazon

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bao phủ hơn hai triệu dặm vuông ở Nam Mỹ, rừng Amazon (rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới) ẩn chứa nhiều bí mật đáng sợ và cả những điều đáng yêu.
20 bí ẩn không lời giải đáp của rừng amazon
Ảnh: Eco Daily

Gần đây, vụ cháy rừng Amazon đã trở thành sự kiện chấn động thu hút sự quan tâm của mọi người về “lá phổi xanh” của Trái đất. Đến bây giờ, người ta mới bắt đầu quan tâm đến rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới này. Vậy, ngoài việc sở hữu lượng cây xanh “khủng” và hệ sinh vật phong phú, rừng Amazon còn ẩn giấu những bí mật nào?

CÁI TÊN AMAZON

Vùng Amazon là cái tên do Francisco de Orellana – một người lính Tây Ban Nha – đặt ra. Năm 1541, de Orellana là người châu Âu đầu tiên khám phá khu vực rừng rậm này và đến cửa sông vào năm 1542, theo Bách khoa toàn thư Britannica. Ông trở về Tây Ban Nha với những câu chuyện về vàng và quế mà ông đã tìm thấy ở nơi này.

Nhưng ông ta lại bị tấn công bởi những người phụ nữ đến từ các bộ lạc ở đây khi họ đang cố bảo vệ lãnh thổ của mình. Ông đã gọi họ là Amazon – cái tên tượng trưng cho những nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp.

CÁC LỚP RỪNG NHIỆT ĐỚI

Rừng rậm nhiệt đới Amazon là khu vực đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. Nơi đây có hàng ngàn loài cây, hầu hết chúng cao từ 80 đến 100 feet, phát triển mạng lưới các nhánh khổng lồ tạo nên lớp tán cây.

Một vài cây thậm chí còn cao hơn và thò lên trên tán cây, tạo thành lớp nổi lên, giúp cho những con vật nhỏ và những loài động vật như chim, dơi và bướm di chuyển từ cây này sang cây khác khi gió lộng một cách dễ dàng. Bên dưới tán cây chính, tầng dưới tối và tĩnh lặng hơn. Cây mọc ở đó thường có những bông hoa rất kỳ lạ và rất thơm để thu hút thụ phấn mà không cần nhiều ánh sáng. Tầng nền của rừng thậm chí còn tối hơn, và có rất ít thực vật mọc ở đó.

NHỮNG TÁN CÂY CỦA RỪNG AMAZON

Phần linh hoạt nhất của rừng mưa nhiệt đới là lớp tán cây, cách khoảng 20 feet tính từ ngọn cây, về cơ bản tạo thành mái của hệ sinh thái cao 80 feet so với mặt đất. Nhiều loài động vật sống trong tán cây hơn bất kỳ tầng thực vật nào, bao gồm các loại chim như vẹt đuôi dài, chim toucan, khỉ, nhện và hàng trăm ngàn loài côn trùng ăn trái cây.

GEOGLYPHS

Ảnh: Dronestagram

Geoglyphs (những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất) được tìm thấy ở khu vực rừng rậm Amazon. Mặc dù có những nơi ở Amazon mà tán cây rậm rạp đến nỗi không có ánh sáng chiếu xuống mặt đất, có những nơi khác cho phép con người canh tác, chăn nuôi trang trại và tham gia vào các hoạt động làm thay đổi cảnh quan. 

Số đất bị cắt trụi cây trong những năm gần đây đã tiết lộ bằng chứng về việc sử dụng đất của các nhóm người trước đó: các công trình hình học khổng lồ trên đất 2.000 năm tuổi hình thành các hình vuông và hình tròn trải dài đến tận một khối thành phố. Một số rãnh rộng 12 -13 feet.

Các nhà nghiên cứu không chắc người xưa sử dụng Geoglyphs cho việc gì, nhưng một nghiên cứu gần đây trong Kỷ yếu của viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (The Proceedings of the National Academy of Sciences) cho thấy rằng người cổ đại chủ động quản lý rừng bằng cách sử dụng các thực hành bền vững. Bà Jennifer Walting – nhà khảo cổ học lãnh đạo nghiên cứu này, cho biết: “Những ước tính mới về dân số Amazon trong thời kỳ tiền thu‌ộc đị‌a dao động trong khoảng từ 6 đến 10 triệu người, nhiều hơn so với hiện nay. Những người này có nhiều cách khéo léo để làm cho khu rừng trở nên năng suất hơn mà vẫn không làm hỏng chức năng của nó cho các thế hệ tương lai”.

PERCY FAWCETT

Ảnh: RD

Nếu bạn đã xem bộ phim The Lost City of Z năm 2016, bạn sẽ biết về Percy Fawcett, nhà thám hiểm người Anh dũng cảm khám phá rừng rậm Amazon, người đã biến mất (cùng con trai ông và một thành viên khác trong nhóm) vào năm 1925 trong chuyến thám hiểm của mình. 

Sự biến mất của ông đã tạo nên một câu chuyện rúng động trên các trang báo thời đó mặc dù câu chuyện thật sự về vụ mất tích không một ai biết rõ cả. Có thể ông gần như chắc chắn đã chết ở Amazon do tai nạn, bệnh tật hoặc dưới bàn tay của một bộ lạc bản địa mà ông đã xúc phạm.

Nhiều cuộc thám hiểm đã được thực hiện để tìm kiếm ông và thỉnh thoảng, một báo cáo về một người đàn ông da trắng ở trong rừng nhiệt đới sẽ làm sống lại câu chuyện kéo dài nhiều thập kỷ.

MARICOXI

Dù số phận của Fawcett vẫn là một bí ẩn đối với tất cả mọi người, trước khi mất tích, ông đã cảm nhận được những gì độc giả báo chí đương đại ở Anh mong muốn. Ông dường như đã khôn khéo tận dụng sự tò mò của họ để kiếm kinh phí cho những chuyến thám hiểm.

Một trong những câu chuyện của ông là về Maricoxi, một bộ tộc được miêu tả như những sinh vật lông lá đe dọa nhóm của ông bằng cung tên và mũi tên nhưng họ không thể nói chuyện mà chỉ có thể lẩm bẩm.

NHỮNG BỘ LẠC BỊ CÔ LẬP

Ảnh: National Geographic

Rừng nhiệt đới Amazon hiện là nơi cư ngụ của khoảng một triệu người bản địa. Có khoảng 400 bộ lạc nơi đây, gần như hầu hết đã tiếp xúc với người ngoài trong hàng trăm năm. Họ săn bắn, câu cá, trồng trọt, được tiếp cận với giáo dục và y học phương Tây. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ người dân bộ lạc vẫn bị cô lập.

Mặc dù họ thường được gọi là “những người không giữ liên hệ”, hầu hết các bộ lạc bị cô lập thực sự biết về người ngoài và chọn cách giữ khoảng cách. Điều đó được lý giải bởi vì những mối liên hệ xung quanh họ đều mang tính tàn phá rất cao: Từ những người khai thác gỗ, thợ mỏ đến những người chủ trang trại đã bắt người bản địa làm n‌ô l‌ệ hoặc giết chết họ. Bên cạnh đó còn có những dịch bệnh người ngoài mang đến mà người bản địa chẳng thể nào miễn dịch được.

Vào tháng 7/2018, chính quyền Brazil đã cố chụp ảnh một người đàn ông bản địa được miêu tả là “người đàn ông bản địa sống trong hang”. Anh là người sống sót cuối cùng của bộ lạc mình. Những người còn lại đã bị giết chết bởi những người nông dân vào năm 1995. Đến cuối cùng, anh ta vẫn từ chối tiếp xúc với người ngoài, mặc cho những nỗ lực cung cấp hạt giống và công cụ làm nông cho anh.

MAPINGUARY

Rất nhiều bộ lạc, thậm chí kể cả những bộ lạc không giao tiếp với bên ngoài, nói về một loài động vật rừng nhiệt đới khổng lồ mà họ mô tả là thường phát ra tiếng “gầm rú” hoặc bốc mùi hôi hám. Số lượng miêu tả này nhiều đến nỗi những nhà khoa học đã vào cuộc tìm kiếm loài thú cao 7 feet phát ra mùi hôi thối mạnh đến mức có thể khiến những người thợ săn chóng mặt và mất phương hướng.

Mặc dù không có mẩu xương hay dấu hiệu nào về loài động vật này, một số nhà khoa học khẳng định rằng có lẽ con người ở Amazon đã tương tác với những con lười khổng lồ cuối cùng trên mặt đất. Chuyện này có thể xảy ra vào 10.000 năm trước, trước khi các sinh vật này được cho là đã tuyệt chủng (hoặc chuyện này có thể xảy ra gần đây nếu những kết luận về sự tuyệt chủng của loài này là sai).

“Chúng tôi biết rằng các loài tuyệt chủng có thể tồn tại như những huyền thoại trong hàng trăm năm”, David Oren, cựu giám đốc nghiên cứu tại viện Goeldi ở Belém, Brazil, nói với tờ New York Times năm 2007. Ông tiếp tục chia sẻ: “Nhưng liệu một loài động vật như vậy có còn tồn tại hay không là một câu hỏi mà chúng ta hiện chưa thể trả lời”.

ĐA DẠNG SINH HỌC NƠI RỪNG RẬM AMAZON

Ảnh: Amazonia Expeditions

Theo một báo cáo của WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên), trung bình cứ mỗi 3 ngày lại có một loài động vật mới được phát hiện ở Amazon, tính từ năm 1999 đến 2009. Chúng bao gồm một con vẹt hói, một con cá trê mù nhỏ và một con ếch trong suốt, với làn da mỏng đến mức bạn có thể thấy nhịp tim của nó. Trên thực tế, cứ 10 loài được biết đến trên thế giới thì có 1 loài sống ở Amazon.

NHỮNG CON TRĂN KHỔNG LỒ

Ảnh: CNN Turk

Loài trăn lớn nhất trên thế giới là loài Anaconda xanh, sống ở đầm lầy và suối ở Amazon. Chúng có thể phát triển dài tới 29 feet và nặng tới 550 pounds, đánh bại loài họ hàng của chúng – loài trăn có lưới (có nguồn gốc từ Nam và Đông Nam Á), để trở thành loài “thống trị” thế giới bò sát.

Anaconda dành phần lớn thời gian trong nước, mắt và mũi của chúng được đặt trên đỉnh đầu để chúng theo dõi con mồi trong khi gần như hoàn toàn dưới nước. Chúng bắt lợn rừng, chim và thậm chí là báo đốm, siết chặt con mồi cho đến khi chúng chết ngạt và nuốt trọn con mồi. Anaconda có thể sống đến hàng tháng mà không cần thức ăn sau khi “đánh chén” một con mồi lớn.

SILKHENGE (LƯỚI TƠ KẾT DÍNH)

Ảnh: Solent News

Thế giới hoang dã kỳ lạ ở Amazon không chỉ bao gồm những con vật khổng lồ. Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra những gì đang xây dựng các cấu trúc lụa nhỏ ở Tambopata, Peru.

Mỗi cấu trúc có một vòng cột trụ nối với nhau bằng những sợi ngang, tạo thành một hàng rào; ở giữa là hình nón. Sau khi thu thập và quan sát nhiều mẫu vật, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã bắt đầu thấy những con nhện nở ra khỏi cấu trúc ở giữa.

Kết quả khi thấy được những con nhện chui ra thật mỹ mãn, nhưng các nhà khoa học không biết liệu có phải những con nhện đã xây dựng nên cấu trúc này hay không.

Trên thực tế, không có con nhện nào được phát hiện chỉ đẻ một quả trứng trong túi trứng, hầu hết các con nhện giữ một bó trứng trên mạng riêng để bảo vệ cho đến khi chúng nở.

CÁ HEO HỒNG

Ảnh: Delfin Amazon Cruises

Cá heo hồng, có tên chính thức là cá heo sông Amazon, có thể được tìm thấy qua các lưu vực sông Amazon ở Peru, Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana và Venezuela. Những sinh vật này chỉ có thể được tìm thấy ở nước ngọt và tổng số cá thể được ước tính là hàng chục ngàn. Nếu đi tàu Delfin Amazon Cruise, bạn có thể có cơ hội bơi bên cạnh những sinh vật huyền diệu này.

CÁ PIRANHA

Ảnh: The National

Theo National Geographic, cá piranha bụng đỏ được tìm thấy ở các hồ và sông trên khắp Nam Mỹ, bao gồm cả Amazon, không phải là loài ăn thịt người. Cực kỳ hiếm khi những sinh vật có hàm răng sắc nhọn này “theo đuổi” con người. Thay vào đó, những con cá này bơi theo đàn (có thể lên tới 100 con trong một đàn) để trở thành thợ săn hiệu quả. Chúng ăn chủ yếu là tôm, giun và nhuyễn thể.

NHỆN TARANTULA

Ảnh: Newshub

Những con nhện trông đáng sợ này làm người ta hình dung có vẻ như chất độc của chúng có thể hạ gục con người, nhưng thực tế là vết cắn của chúng không khác gì vết ong chích. Chúng chủ yếu săn mồi vào ban đêm và thích ăn côn trùng, đôi khi chúng được biết đến là ăn ếch và chuột. Tuy nhiên, cách chúng ăn con mồi là không bình thường: Nhện Tarantula dùng chân để giữ mục tiêu sau đó chúng tiêm nọc độc tê liệt cuối cùng, chúng cắn con mồi bằng răng nanh và ngậm c‌ơ th‌ể qua miệng.

TRĂN SIẾT MỒI

Ảnh: RD

Những chú trăn phản diện này không thực sự phá vỡ xương của con mồi bằng cách nghiền nát chúng. Thay vào đó, chúng quấn c‌ơ th‌ể của mình xung quanh mục tiêu để phổi con mồi không thể nở ra và cuối cùng bị chết ngạt.

Nhưng đừng lo lắng, chúng thường trốn trong những cái cây ở rừng Amazon để săn bắt loài gặm nhấm, chim, thằn lằn, ếch và khỉ.

ẾCH PHI TIÊU ĐỘC

Ảnh: World Animal Foundation

Trong khi hầu hết các loài động vật ngụy trang để hòa mình vào môi trường xung quanh thì con ếch phi tiêu độc lại có màu sắc rực rỡ để cảnh báo những kẻ săn mồi. Màu sắc rực rỡ của chúng (màu xanh lam, đỏ, vàng và xanh lá cây) làm cho những sinh vật nhỏ bé này trở thành một loài vật được tìm kiếm ở Amazon.

Nhưng đừng bị đánh lừa bởi vẻ đẹp vì da của chúng tiết ra một chất độc có thể làm tê liệt và trong một số trường hợp, có thể giết chết con mồi. Tuy nhiên, loài ếch phi tiêu độc đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và môi trường sống bị thu hẹp.

CHÚ CÁ VOI LƯNG GÙ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG

Các nhà khoa học đã gặp khó khăn vào tháng 2/2019 khi một con cá voi lưng gù chết được phát hiện gần cửa sông Amazon. Những con cá voi thường di cư qua lại giữa hai cực, theo New York Times. Nhưng con cá voi này lạc cách khoảng 4.000 dặm từ bãi kiếm ăn dự kiến. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng cá voi có thể đã tách khỏi mẹ của nó.

LIỆU CHÚNG TA CÓ THỂ BƠI Ở SÔNG AMAZON KHÔNG?

Ảnh: Youtube

Mặc dù cá piranha và ký sinh trùng thật đáng sợ, điều đó đã không ngăn một người đàn ông Slovenia trở thành người đầu tiên bơi toàn bộ chiều dài của sông Amazon vào năm 2007, theo Time đưa tin. Martin Strel phải mất 66 ngày để hoàn thành hành trình dài gần 3.300 dặm. Lúc đó anh ta 50 tuổi và chế độ ăn kiêng của anh bao gồm tiêu thụ rượu vang hàng ngày của người Slovenia.

AMAZON NGÀY MỘT “CO CỤM”

Ảnh: CNN

Rừng rậm Amazon đã mất 17% diện tích rừng nhiệt đới trong năm thập kỷ qua, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới. Chuyển đổi rừng thành đất để chăn nuôi gia súc là lý do hàng đầu cho sự suy giảm này. Phá rừng phổ biến hơn ở những khu vực có nhiều người sinh sống, nhưng nó cũng gia tăng ở những vùng xa hơn sau khi phát hiện ra các tài nguyên thiên nhiên như vàng và dầu mỏ. 

NHỮNG VỤ CHÁY RỪNG GIA TĂNG

Ảnh: Twitter

Cư dân của thủ đô Brazil, São Paulo, đã hít phải khói đen do hỏa hoạn lan rộng ở khu vực Amazon. Năm 2019, các vụ cháy rừng đã tăng 84% (một con số kỷ lục) so với năm trước, Washington Post đưa tin. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật