Tây Nguyên đang mùa thu hoạch cà phê, đây là “sát thủ” khiến hoa hậu H’Hen Niê cũng ám ảnh

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là một sinh vật có nọc độc cực kỳ nguy hiểm.
Tây Nguyên đang mùa thu hoạch cà phê, đây là “sát thủ” khiến hoa hậu H’Hen Niê cũng ám ảnh
Một bài đăng cảnh báo về loài rắn cực độc khi mùa cà phê đến. Ảnh: Người Buôn Hồ

Những tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12), khi không khí trở nên se lạnh ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai và Kom Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch cà phê.

Thế nhưng đây cũng là thời điểm mà một sinh vật cực kỳ nguy hiểm xuất hiện để sưởi ấm do chúng là sinh vật biến nhiệt: Rắn lục đuôi đỏ (danh pháp hai phần: Trimeresurus albolabris) - một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất ở Việt Nam.

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn sống chủ yếu trên cây, có màu c‌ơ th‌ể hòa trộn với màu xanh của lá cây nên rất khó nhận biết. Loài rắn này có đặc trưng là chiếc đầu hình tam giác điển hình của một loài rắn lục, con ngươi nằm đứng như mắt mèo, phần đuôi có màu đỏ.

Loài rắn này săn mồi bằng cách nằm phục kích trên cây nên rất khó để phát hiện, nhất là khi chúng ở trên cây cà phê vì khi đó sự tập trung của người thu hái sẽ là những quả cà phê chín. Vậy nên nguy cơ bị loài rắn này tấn công khi thu hoạch cà phê là rất dễ xảy ra.

Giống như nhiều loài rắn lục khác, rắn lục đuôi đỏ có răng nanh rất lớn cho phép chúng tiêm một lượng nọc lớn mỗi lần cắn. Do đó vết cắn của loài rắn này thường để lại dấu răng nanh rất rõ trên da của nạn nhân.

Rắn lục đuôi đỏ có răng nanh to. Ảnh biên tập: Thành Luân

Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ vô cùng nguy hiểm vì có thể gây hoại tử nặng, gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim. Đáng sợ hơn nếu là những con rắn lục đuôi đỏ cái đang mang thai, nọc độc của chúng còn mạnh hơn bình thường rất nhiều lần.

Cách sơ cứu khi không may bị loài rắn này cắn là dùng băng ép, tẩy sạch nọc độc bên ngoài và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất vì huyết thanh kháng độc loài rắn này chỉ hiệu quả tốt nhất trong vòng 4 tiếng sau khi bị rắn cắn.

Một sai lầm rất dễ gặp mà tuyệt đối nên tránh là không nên sử dụng gạc garô hay rạch rộng vết thương để hút nọc độc bằng miệng, vì như thế chỉ làm vết thương sưng to cũng như dễ gây hoại tử hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật