Mua xong bảo hiểm khách hàng “ăn không ngon, ngủ không an giấc”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là trường hợp của một khách hàng tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội khi chia sẻ với Pháp Luật Plus khi mua xong hợp đồng bảo hiểm cho bản thân.
Mua xong bảo hiểm khách hàng “ăn không ngon, ngủ không an giấc”
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa - Nguồn ảnh Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam

Phản ánh đến Pháp Luật Plus trong sự bức xúc, anh Đoàn.V.T (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bản thân đã mua 03 gói bảo hiểm nhân thọ (tổng 100 triệu đồng) của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life Việt Nam) thông qua giới thiệu khi đến giao dịch mở tài khoản và gửi tiết kiệm tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Tiên Phong Bắc Từ Liêm (TPBank Bắc Từ Liêm, tầng 1 tòa NO3T3 Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Nhưng trớ trêu thay, sau khi ký hợp đồng thì anh T. phát hiện “họ và tên” của anh đã bị ghi sai. Đoàn. V. T thành “Đàm.V.T”.

Kể lại với Pháp Luật Plus, ông Đoàn V.T cho hay: “Với 03 hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) đã mua, khi làm việc với nhân viên Tư vấn Tài chính của Sun Life Việt Nam, các nhân viên này đều đưa ra một máy tính bảng Ipad và đề nghị khách hàng ký tên lên màn hình có phần mềm microsof paint. Khách hàng được giải thích rằng, việc ký như trên là để tư vấn tài chính giúp làm thủ tục với Công ty Sun Life Việt Nam soạn hợp đồng chính thức và sẽ gửi bản hợp đồng đó cho khách hàng sau khoảng 10 ngày kể từ khi đóng đủ tiền”.

Ngày 18/03/2022, ông T. nộp tiền lần đầu vào HĐBH số: 7000672xxx, số tiền 50 triệu VNĐ cho 01 năm. Sau khoảng 15 ngày, ông T. được thông báo có bộ hợp đồng GIẤY bảo hiểm nhân thọ do Sun Life Việt Nam gửi tới. Do không gặp mặt nên nhân viên Sun Life đã gửi lại văn phòng làm việc của ông Đoàn V.T.

Ông Đoàn V.T cũng nhấn mạnh, trong các tài liệu của tôi không hề có “Thư xác nhận yêu cầu bảo hiểm qua ứng dụng điện tử” có chữ ký ướt của tôi. Các hợp đồng khi gửi cho tôi thường sau thời điểm nộp tiền từ 15 - 20 ngày và không giao trực tiếp, do đó thiếu các “Biên nhận bàn giao hợp đồng” có chữ ký của tôi.

Đến ngày 11/05/2023, phát hiện HĐBH bị sai họ tên bên mua bảo hiểm (BMBH), hợp đồng sử dụng chữ ký điện tử thay vì để khách hàng ký chữ ký tươi, nội dung đối tượng bảo hiểm trái đạo đức xã hội (trách nhiệm bảo hiểm chỉ trong trường hợp BMBH t‌ử von‌g hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn), ông T. gửi khiếu nại bằng văn bản đến Sun Life Việt Nam (tòa nhà VCCI - Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội), đề nghị thoả thuận vô hiệu HĐBH số 7000672xxx ngày 18/03/2022, yêu cầu Sun Life Việt Nam hoàn trả tiền đã đóng cho khách hàng.

Tiếp đó, trong ngày ông T. đã gửi “Thông báo khẩn cấp” đến Sun Life Việt Nam, từ chối đóng tiền cho năm tiếp theo của HĐBH số 7000672xxx ngày 18/03/2022 với tên BMBH không chính xác và yêu cầu Sun Life Việt Nam trả lời bằng văn bản.

Ngày 22/05/2023, ông T. bàng hoàng khi nhận được tin nhắn thông báo HĐBH số 7000672xxx ngày 18/03/2022 mất hiệu lực do không đóng phí đúng hạn vào ngày 20/06/2022 từ Sun Life Việt Nam. Như vậy, số tiền đã đóng cho 01 năm đầu là 50 triệu VNĐ của ông T. đã bị mất trắng. Cùng với đó, ông T. đối mặt với nguy cơ sẽ tiếp tục bị mất trắng 50 triệu VNĐ ở 02 hợp đồng số 8005585xxx và hợp đồng số 8005581xxx.

“Tháng 8/2023, tôi đã có buổi làm việc với đại diện Sun Life Việt Nam và đại diện ngân hàng TP Bank. Để khách quan, tôi đã yêu cầu 2 đơn vị kể trên cung cấp các bản sao “Thư xác nhận yêu cầu bảo hiểm qua ứng dụng điện tử” và “Biên nhận bàn giao nhận hợp đồng” để kiểm tra (nếu có). Nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được hồi đáp bằng văn bản.

Sun Life Việt Nam không đáp ứng yêu cầu chính đáng của tôi, họ khăng khăng nói rằng chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử và quy trình triển khai hợp đồng của Sun Life Việt Nam đã được Bộ Tài chính thông qua - cho phép, Sun Life đã triển khai với rất nhiều khách hàng chứ không chỉ riêng một cá nhân”, ông Đoàn V.T cho hay.

Tháng 5/2023, phía Sun Life đã ban hành Thư phúc đáp gửi tới khách hàng Đoàn V.T, tại văn bản này phía Sun Life nêu rõ: …”Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (HSYCBH) ngày 18/3/2023 của anh Đoàn V.T được kê khai và nộp thông qua ứng dụng điện tử của Sun Life VN. Theo đó, sau khi được Tư vấn Tài chính tư vấn, giải thích về quy trình tham gia và sản phẩm bảo hiểm, nếu khách hàng hiểu và đồng ý mua bảo hiểm sẽ tự tay ký tên trên màn hình iPad đối với HSYCBH, đồng thời khách hàng cũng sẽ ký ướt trên Thư xác nhận yêu cầu bảo hiểm qua ứng dụng điện tử. Do đó, chữ ký qua màn hình iPad trên HSYCBH và chữ ký ướt trên Thư xác nhận yêu cầu bảo hiểm qua ứng dụng điện tử có giá trị pháp lý, thể hiện ý chí của khách hàng trong việc đồng ý tham gia bảo hiểm của Sun Life VN” - trích nguyên văn.

Trong khi đó, khi tìm hiểu trên website của Bộ Tài chính, ông T. được biết, trường hợp xảy ra tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm với Sun Life Việt Nam thì Toà dân sự sẽ không chấp nhận tính hợp lệ của chữ ký điện tử trên các hợp đồng kể trên và phần thua thiệt sẽ thuộc về khách hàng.

Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh.

Bàn luận về trường hợp của khách hàng khi không ký xác nhận sử dụng "Thư xác nhận yêu cầu bảo hiểm qua ứng dụng điện tử", hoặc ủy quyền sử dụng chữ ký điện tử lên hợp đồng bảo hiểm (trong phạm vi hợp đồng) thì xuất hiện những rủi ro ra sao nếu buộc phải ra Tòa, Luật sư Vi Văn Diện (Đoàn LS Thành phố Hà Nội) nhận định:

Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà khách hàng không trực tiếp ký (chữ ký sống), hoặc ủy quyền cho đơn vị bảo hiểm sử dụng chữ ký điện tử lên Hợp đồng điện tử sẽ được xem là vô hiệu khi ra Tòa. Lúc này, quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo luật và phần thiệt hại sẽ nghiêng về khách hàng.

Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có cơ chế giám sát chặt chẽ các giao dịch này, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Để tránh rủi ro cho các bên, trước khi bàn giao hợp đồng cho khách hàng, nhà bảo hiểm cần có văn bản xác nhận của khách hàng với chữ ký sống, trong đó khẳng định các chữ ký giao dịch trước đây là đúng chữ ký của khách hàng và chịu trách nhiệm với việc này. Hoặc khách hàng Ủy quyền cho đơn vị bảo hiểm sử dụng chữ ký sống thực hiện tại phạm vi cho phép Hợp đồng bảo hiểm, không có hiệu lực đối với ngoài phạm vi hợp đồng bảo hiểm.

Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa các chữ ký gián tiếp (được chụp ảnh hoặc scan) bằng chữ ký trực tiếp (chữ ký sống) khi bàn giao hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng về sau này”.

Theo tìm hiểu, vào cuối tháng 11/2019, Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Sun Life Việt Nam đã ký kết hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm. Theo đó, Sun Life Việt Nam trở thành đối tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm độc quyền cho TPBank trong 15 năm tới, việc hợp tác được thực hiện từ đầu năm 2020.

Đáng nói, hồi cuối tháng 6/2023, tại Kết luận thanh tra số 811/KL-BTC của Bộ Tài chính, cơ quan chức năng chỉ rõ nhiều sai phạm xảy ra trong quá trình Bảo hiểm Sun Life Việt Nam triển khai bán bảo hiểm. Trong đó, có 6 trường hợp (liên quan đến 4 đại lý bảo hiểm cá nhân, 2 nhân viên ngân hàng) chưa thực hiện đúng quy định của công ty để người khác ký thay bên mua bảo hiểm, hoặc ký thay bên mua bảo hiểm trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm lập qua ứng dụng SunSmart; ký thay bên mua bảo hiểm tại biên nhận bàn giao hợp đồng bảo hiểm…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật