Từ vụ Đại học Đông Đô, đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát cán bộ “man trá bằng cấp”

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Những người man trá bằng cấp rất dễ lừa dối dân, lừa dối Đảng, rất nguy hiểm, cần xử lý nghiêm khắc”, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói.
Từ vụ Đại học Đông Đô, đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát cán bộ “man trá bằng cấp”
Từ vụ Đại học Đông Đô, ĐBQH đề nghị rà soát cán bộ “man trá bằng cấp” và xử lý nghiêm minh

Xem Video: Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô 

Ngày 26/11, trao đổi với phóng viên liên quan đến vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị: Trước tiên cần rà soát lại thật kỹ các sai phạm, xử lý nghiêm từng đối tượng, kể cả người cung cấp cũng như người tiêu thụ bằng giả và những người có liên quan.

Đặc biệt, theo ông Lê Thanh Vân, phải công khai danh sách những trường hợp mua bán bằng cấp, trong đó có 55 trường hợp đã sử dụng bằng giả làm tiến sĩ, để điều tra, xác minh làm rõ thủ phạm.

Thứ nữa, phải rà soát ngay vấn đề bằng cấp trong toàn hệ thống với các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc và cả những nhân sự được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa tới.

“Nhân dịp này, tôi cũng đề nghị công khai luôn cả danh sách những người được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ tới. Như vậy mới là Đảng của nhân dân, cũng là cách để nhân dân góp ý cho Đảng về công tác nhân sự”, đại biểu đoàn Cà Mau đề xuất.

Theo ông Vân, chỉ có nhân dân mới phát hiện ra được những sai phạm của cá nhân, góp ý cho Đảng thanh lọc đội ngũ nhân sự thực sự chất lượng. Tuy nhiên, khi tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân phải có căn cứ, chứ không phải tùy tiện đánh giá dựa theo dư luận.

“Đây là một đòi hỏi bức xúc của toàn xã hội. Tôi cũng được biết rất nhiều cán bộ lão thành và nhân dân đã gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phải làm thật nghiêm để bảo đảm chất lượng nhân sự, tránh sai lầm như những trường hợp cụ thể trong nhiệm kỳ vừa qua”, ông Vân nói.

ĐBQH Lê Thanh Vân

Đại biểu cho rằng, gian dối bằng cấp đồng thời vi phạm cả quy định của Đảng và Pháp Luật của nhà nước. Như vậy phải xử lý không chỉ theo Pháp Luật mà còn phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.

“Cần phải rà soát kỹ lưỡng bởi những người man trá bằng cấp rất dễ lừa dối dân, lừa dối Đảng, rất nguy hiểm, cần xử lý nghiêm khắc. Đồng thời, cần xử lý thật nghiêm các tổ chức, cá nhân nào đã tiếp tay, bao che và hợp thức hóa cho quá trình đó”, ông Vân nhấn mạnh.

Trước đó, theo kết luận của cơ quan điều tra, có 55 trường hợp sử dụng bằng giả cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh (văn bằng 2) của Trường Đại học Đông Đô làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ, trong số này có cả công chức, thanh tra.

Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng như điện thoại, máy tính và tiền…của các bị can. Trong đó có 2 thẻ ngân hàng, gần 500 triệu đồng và 55 nghìn USD của đối tượng chủ mưu đang bỏ trốn là Trần Khắc Hùng (SN 1972), Chủ tịch HĐQT trường này.

Về phần mình, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, cho đến chiều 25/11, Bộ này chưa nhận được kết luận của cơ quan điều tra.

Liên hệ tới vụ việc tại Đại học Tôn Đức Thắng, theo đại biểu Lê Thanh Vân, cần đặt vụ việc của trường này trong bối cảnh họ đang thí điểm tự chủ đại học. Đã là thí điểm, thì trường phải được làm những cái không có trong quy định hiện hành.  Do vậy, vấn đề cốt lõi phải xét đến mục tiêu, hoạt động của nhà trường và cá nhân hiệu trưởng, xem họ hướng tới mục đích chung hay vì cái riêng? Họ có tham nhũng, có cố ý làm trái Pháp Luật, có lợi dụng cơ chế tự chủ, biến mục đích, lợi ích chung thành tư túi cá nhân hay không, có động cơ tham nhũng và có bằng chứng về việc đó hay không?

Còn nếu như họ không có động cơ đó, mà họ làm không đúng với quy định hiện hành, nhưng đạt được mục tiêu tự chủ là thúc đẩy chất lượng giáo dục, xây dựng mô hình chuẩn mực, xây dựng thương hiệu tốt, thì phải được biểu dương. “Công tội phải phân minh, tôi hoàn toàn tán thành với việc xử lý nghiêm minh nếu phát hiện sai phạm, tuy nhiên, phải có căn cứ thuyết phục và xem xét trong hoàn cảnh cụ thể, đó là trường Đại học Tôn Đức Thắng đang thực hiện thí điểm”, ông Vân cho hay. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10978
  1. Ðại học Ðông Ðô cấp bằng giả: Ai đã học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh?
  2. Đại học Đông Đô: 51 học viên tiếng Trung bức xúc vì việc học tập bị gián đoạn hơn 1 năm không rõ lý do
  3. Những ai dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ?
  4. Những ai dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ?
  5. Bộ GD&ĐT trần tình liên quan đến sai phạm nghiêm trọng trường ĐH Đông Đô
  6. Sẽ thu hồi, hủy bỏ bằng tiến sĩ liên quan đến Trường ĐH Đông Đô
  7. Bộ GD&ĐT nói về trách nhiệm trong sai phạm ở ĐH Đông Đô
  8. 2 Vụ thuộc Bộ GD-ĐT tiếp tay cho Đại học Đông Đô cấp bằng giả thế nào?
  9. Vụ cấp bằng giả ở ĐH Đông Đô: Vợ hiệu trưởng được giới thiệu để cấp bằng
  10. Cần công khai danh tính 55 người mua bằng Đại học Đông Đô?
  11. Tiến sĩ dùng bằng giả của Đại học Đông Đô: Tư cách, đạo đức ấy còn dạy được ai?
  12. “Mua bằng” của Trường đại học Đông Đô đều là “người có uy tín”
  13. Dùng bằng giả ĐH Đông Đô: Đề nghị tước tư cách tiến sĩ, thậm chí truy tố hình sự
  14. Vụ ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Thu giữ nhiều tiền Việt, USD của kẻ đang bỏ trốn
  15. Bí ẩn về 409 tấm bằng giả tại Trường ĐH Đông Đô
  16. Cần công khai danh tính người dùng bằng tiếng Anh giả của Đại học Đông Đô
  17. Một số đơn vị của Bộ Giáo dục có trách nhiệm gì vụ ĐH Đông Đô làm bằng giả?
  18. Dùng bằng giả ĐH Đông Đô bảo vệ luận án tiến sĩ: Người hướng dẫn, hội đồng thẩm định liên quan trách nhiệm?
  19. Vụ ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Một số đơn vị của Bộ GĐ&ĐT “tiếp tay”?
  20. 193 cử nhân Tiếng Anh Đại học Đông Đô: Không phải thi hoặc chỉ chép bài
  21. Những ai đã được cấp bằng giả ở Đại học Đông Đô?
Video và Bài nổi bật