Thế giới ghi nhận trên 115,8 triệu ca mắc, 2,57 ca t‌ử von‌g do COVID-19

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 4/3, thế giới đã ghi nhận 115.899.053 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2.573.907 ca t‌ử von‌g. Trên 91,5 triệu người đã bình phục.
Thế giới ghi nhận trên 115,8 triệu ca mắc, 2,57 ca t‌ử von‌g do COVID-19
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Mỹ tiếp tục là nước ghi nhận số ca nhiễm cao nhất (29.457.241 ca) và số ca t‌ử von‌g cao nhất (531.657 ca). Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai (hơn 11,1 triệu ca) nhưng nếu tính về số ca t‌ử von‌g thì Brazil đứng thứ hai với 259.402 ca. Ngoài ra, những nước đã có hơn 120.000 ca nhiễm gồm Mexico (188.044 ca), Ấn Độ (157.471 ca) và Anh (123.783 ca).

Châu Âu vẫn đang là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, đến nay đã có hơn 34,5 triệu ca nhiễm và 825.212 ca t‌ử von‌g trong khi ở Bắc Mỹ có 33,8 triệu ca nhiễm và 768.482 ca t‌ử von‌g. Châu Á đã ghi nhận tổng cộng 25,2 triệu ca nhiễm và 401.126 ca t‌ử von‌g. Khu vực Nam Mỹ có 473.063 ca t‌ử von‌g trong tổng số 18,2 triệu ca nhiễm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/3 cho biết số ca nhiễm mới đang tăng trở lại tai châu Âu sau 6 tuần giảm. Theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge, số ca nhiễm tại châu Âu tuần trước tăng 9%, lên trên 1 triệu ca mới/tuần, đồng nghĩa rằng giai đoạn 6 tuần có số ca nhiễm mới giảm sắp kết thúc. Ông Kluge cảnh báo: "Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng trở lại của số ca nhiễm mới ở Trung và Đông Âu. Số ca nhiễm mới cũng tăng ở một số nước Tây Âu, nơi tỷ lệ nhiễm vốn đang rất cao".

Mới nhất là Hungary ngày 4/3 đã thông báo áp đặt phong tỏa do số ca nhiễm mới trong ngày 4/3 đã lên tới 6.278 ca, mức cao nhất trong 3 tháng qua, và số ca t‌ử von‌g tăng đột biến lên 152 ca. Theo quy định mới, tất cả các cửa hàng, trừ hàng ăn và hiệu thuốc và hàng giao đi, sẽ phải đóng cửa từ ngày 8- 22/3. Hy Lạp cũng thông báo gia hạn lệnh phong tỏa chống dịch đến ngày 16/3, đồng thời kêu gọi tăng cường các nguồn lực y tế tư nhân  trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 4/3 cho biết đang xem xét để cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V. Đến nay, EMA đã cấp phép cho vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca, đồng thời đang xem xét phê chuẩn vaccine CureVac và Novavax. Dự kiến, EMA sẽ đưa ra quyết định đối với vaccine 1 mũi tiêm của hãng Johnson & Johnson vào ngày 11/3 tới.

Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) thông báo ngày 4/3, nước này ghi nhận thêm 54 ca dương tính với SARS-CoV-2 với đa số là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 26.162 ca nhiễm, bao gồm 23.353 ca lây nhiễm trong nước và 2.809 ca nhập cảnh.

Tại Philippines, Bộ Y tế cùng ngày cho biết đã có thêm 2.452 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tại nước này lên tới 584.667. Số ca t‌ử von‌g cũng đã lên tới 12.404 ca. Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này đã ghi nhận 307.943 ca nhiễm sau khi có thêm 2.063 ca mới trong ngày 4/3. Trong số 2.063 ca nhiễm mới có tới 2.064 ca lây nhiễm trong cộng đồng, chỉ có 9 ca nhập cảnh.

Tại Indonesia, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 7.264 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.361.098 ca, bao gồm 36.897 ca t‌ử von‌g. Thủ đô Jakarta tiếp tục là điểm nóng của dịch bệnh khi có tới 2.009 ca nhiễm mới, cao nhất cả nước, tiếp sau là West Java 1.731 ca, Central Java 591 ca, East Kalimantan 512 ca và East Java 404 ca.

Trong khi đó, tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã trực tiếp lệnh cho giới chức phải có biện pháp ngăn chặn bất kỳ ai rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk. Biện pháp này nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 từ tỉnh Preah Sihanouk sang các khu vực khác.

Theo thông tin mới nhất, các bộ trưởng kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đề xuất cấp chứng nhận chung của cả khối dưới dạng kỹ thuật số về tiêm chủng ngừa COVID-19 để thúc đẩy việc mở cửa trở lại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch như du lịch. Đây là một đề xuất mới của Brunei với tư cách Chủ tịch ASEAN năm nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước thành viên ASEAN.

Tuy nhiên, hiện chưa có mốc thời gian cụ thể về việc áp dụng chứng nhận này bởi vấn đề này sẽ cần được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp bộ trưởng y tế của ASEAN. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở nước này sẽ được cấp một cuốn sổ để sử dụng cho việc đi lại và nâng cao niềm tin của công chúng. Dự kiến vào ngày 8/3, Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm sẽ thảo luận về hộ chiếu vaccine cũng như phương án tạo “bong bóng du lịch” với các quốc gia có số lượng lớn người đã được tiêm chủng.

Cũng liên quan đến vaccine, theo một nghiên cứu sơ bộ tại Đại học Bristol (Anh), công bố ngày 3/3, vaccine phòng ngừa COVID-19 do công ty dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp phát triển có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bệnh nặng ở người cao tuổi lên tới hơn 80% sau 1 mũi tiêm.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người dân trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Kết quả nghiên cứu trên - hiện chưa được đánh giá chéo của giới chuyên gia - tiếp tục bổ sung bằng chứng vaccine của AstraZeneca an toàn và hiệu quả với nhóm người cao tuổi. Cùng ngày, Công ty Dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ thông báo các dữ liệu sơ bộ thử nghiệm giai đoạn cuối chỉ ra vaccine phòng COVID-19 phát triển trong nước của hãng này (Covaxin) có hiệu quả bảo vệ lên tới 81%.

Thông báo mới của Chủ tịch Bharat Biotech Krishna Ella khẳng định vaccine Covaxin không chỉ có hiệu quả bảo vệ cao trong thử nghiệm lâm sàng mà còn tạo miễn dịch tốt trước các biến thể của virus. Thông báo cũng nêu rõ các tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra ở mức độ thấp và xảy ra cân bằng ở cả 2 nhóm dùng giả dược và dùng vaccine.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11094
  1. Số ca nhiễm mới theo ngày tại Philippines cao nhất trong 4 tháng
  2. Thêm 3 người Hàn Quốc tử vong sau khi được tiêm vaccine AstraZeneca
  3. Một phụ nữ Nhật Bản tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
  4. Covid-19 tiếp tục hoành hành dữ dội ở Brazil
  5. WHO chỉ ra lý do số ca mắc Covid-19 tăng trở lại
  6. Pháp khuyến khích làm việc tại nhà để tránh phong tỏa
  7. Covid-19: EU hỗ trợ nhân đạo châu Phi 100 triệu Euro, Nga sản xuất vaccine quy mô lớn
  8. Chiến lược giúp Chile “xoay chuyển” cuộc chiến chống Covid-19
  9. Mexico ghi nhận 1.329 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua
  10. Cảnh sát Tây Ban Nha thu giữ 4 triệu khẩu trang y tế giả
  11. Nam Phi bắt đầu tiêm phòng vaccine của Johnson&Johnson
  12. Anh cho phép tình nguyện viên phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2
  13. Thái Lan: Phát hiện nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ máy quét vân tay, quét mặt
  14. Khách du lịch chụp ảnh tự sướng có thể lây Covid-19 cho khỉ đột
  15. Bahrain cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V
  16. Indonesia phê duyệt vắcxin Sinovac của Trung Quốc cho người cao tuổi
  17. Campuchia phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Sinopharm của Trung Quốc
  18. Đang nhuộm tóc dở thì bị phong tỏa tại Hong Kong
  19. 81 người Pháp bị phạt vì dự tiệc thác loạn giữa Covid-19
  20. AstraZeneca đặt mục tiêu sản xuất vắcxin mới ngừa biến thể vào mùa Thu
  21. Hơn 300 triệu người Ấn Độ có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2
Video và Bài nổi bật