Bẽ bàng cụ ông bị oan 40 năm chẳng ai ngó, lúc nhận bồi thường 6 tỷ bà con kéo đến đòi chia

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyện là bữa nay báo chí rần rần vụ cụ ông Trần Văn Thêm (82 tuổi), người từng mang thân phận tử tù hơn 40 năm và chuyện lùm xùm quanh việc chia chác số tiền bồi thường 6,7 tỷ đồng.
Bẽ bàng cụ ông bị oan 40 năm chẳng ai ngó, lúc nhận bồi thường 6 tỷ bà con kéo đến đòi chia
ảnh minh họa

Cụ thể là vào tháng 3/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã đền bù cho hơn 40 năm mắc án oan giết người của cụ Thêm. Để có được kết quả này, cụ Thêm cùng luật sư và một người cháu trai trong gia đình đã phải đấu tranh ròng rã suốt nhiều năm liền.

Lúc này, các con ông không hay biết về khoản bồi thường 6,7 tỷ đồng cho đến khi báo chí thông tin. Tuy nhiên, khi biết về tổng giá trị số tiền bồi thường, những người con trong gia đình cụ Thêm đã làm đơn tố cáo, đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vì cho rằng số tiền cụ Thêm thực nhận chỉ có hơn 2 tỷ đồng. Con trai út của ông, người gửi đơn tố cáo cho rằng nhà nước đã bồi thường đầy đủ song bố bị một số người chiếm đoạt tiền, "mang về nhà chỉ còn 2,1 tỷ đồng".

"Trong quá trình bố tôi đi kêu oan, do bận việc gia đình nên anh em chúng tôi không tham gia cùng bố một lần nào mà chỉ có người cháu trai Trần Văn Được đi cùng ông" – một người con của ông thừa nhận. Tuy nhiên, với tư cách là những người con của cụ ông chịu oan sai hơn 40 năm, các con cụ Thêm cho rằng, chuyện chia tiền như thế nào là quyền của bố mình nhưng số tiền cụ ông này thực nhận bao nhiêu thì các con của cụ cũng có trách nhiệm phải làm rõ.

Xem Video: Bí thư Đoàn ấp bị ngồi tù oan ’Tôi chấp nhận lời xin lỗi và không oán thù gì’

//

Sự thật được hé lộ dần qua lời kể của cụ Thêm, nạn nhân trực tiếp của vụ án. Nhưng càng nghe ông kể, lại càng thấy sự xót xa, cay đắng ở trong đấy.

Cụ Thêm khẳng định đã nhận đủ số tiền 6,7 tỷ đồng từ TAND Cấp cao tại Hà Nội. Ngày nhận được tiền đền bụ, cụ Thêm chia cho luật sư 40%. Phần mình còn lại được hơn 3 tỷ đồng, cụ Thêm chia ra làm 6 sổ tiền kiệm, cho mỗi con trai 500 triệu đồng, con gái 200 triệu đồng, riêng người cháu cùng cụ đi tìm lại sự trong sạch thì được cụ cho 900 triệu đồng.

Chuyện chia cho luật sư 40% số tiền được nhận, cụ giải thích đó là do trong hành trình kêu oan suốt nhiều năm qua, cụ nhận ra vị luật sư ấy là người nhiệt tình, thật tâm muốn gỡ oan cho mình nên cụ cho rằng, số tiền ấy là sự đến đáp xứng đáng với vị luật sư đó. Tuy nhiên, sau khi được cơ quan chức năng tính toán giúp, cụ Thêm nhận thấy vị luật sư này còn cầm của mình hơn 500 triệu đồng. Nay cụ Thêm mong muốn được nhận lại.

Nhưng đó chưa phải là bi kịch cay đắng nhất đối với cụ Thêm. Mấy năm ròng chịu tội oan, hơn chục năm mang tiếng giết người, nhưng vẫn còn chưa đau xót bằng việc giờ đây khi đã rửa được tội, lại phải chứng kiến cảnh tượng bẽ bàng. Ngày biết tin cụ nhận được tiền bồi thường, người thân từ đâu bỗng nhiên lũ lượt kéo đến đòi “chia chác”. Sự việc khiến cụ Thêm cảm thấy phiền và rất buồn lòng.

Những người này tới nhà với danh nghĩa muốn được trả ơn vì đã "giúp kêu oan"."Họ nói rằng để có được như ngày hôm nay cũng có một phần công của họ giúp tôi kêu oan. Tôi không tiếc và cũng không bao giờ quên những người đã giúp đỡ mình dù là nhỏ nhất. Nhưng thực sự rất buồn và thấy phiền khi một số người đến nhận công" - cụ Thêm bày tỏ.

"Có những thứ mất đi không bao giờ lấy lại được, bồi thường bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng tôi rất vui vì thấy được Nhà nước trân trọng, đã bồi thường" - cụ Thêm chia sẻ.

Trời ơi, em không thể tưởng tượng được trên đời lại có những con người mặt dày đến thế luôn các mẹ ạ. Đòi chia tiền trúng số hay tiền thưởng gì gì đó đi cũng đã là quá lắm rồi, nhưng còn tạm chấp nhận được vì dù sao, đó cũng là một chuyện vui, chuyện mừng. Còn ở đây, đó là số tiền mà một cụ ông gần đất xa trời nhận được cho danh dự và tổn thất của mình sau bao năm chịu tủi nhục. Vậy mà cũng có người đang tâm, muốn xén bớt, đi đòi những thứ không thuộc về mình như thế.

Thử hỏi những ngày tháng chịu vất vả trong tù, những khoảnh khắc bị người đời xa lánh, rẻ khinh vì mang danh giết người, đã có ai đồng hành cùng ông, đứng ra bảo vệ, hay chí ít cũng động viên, an ủi ông? Liệu đã có người nào từng chia sẻ, lắng nghe những tâm sự, những trải lòng của cụ trong suốt hơn 5 năm tù giam? Khi mà bản án t‌ử hìn‌h đã được định sẵn treo lửng lờ trên đầu cụ Thêm, liệu đã có ai sốt sắng, thương khóc cho một con người ngay thẳng bỗng chịu tiếng oan? Hay chỉ xem đó như là “chuyện người ta”, đứng ngoài cuộc tai nghe, mắt thấy, nhưng chân tay chẳng đả động gì? Để rồi đến ngày oan được rửa, tiền cầm tay thì lại túm tụm bâu vào đòi chia năm xẻ bảy.

Thay vì đến chúc mừng, chia vui cho cái kết có hậu của người thân mình, động viên nhau tương lai phía trước, thì trong mắt những người mang danh “ân nhân hão” này, chỉ biết đến sự hiện diện của số tiền 6,7 tỷ. Thậm chí, họ còn không thèm để ý rằng, số tiền mà cụ còn giữ lại cho riêng mình cũng chẳng còn là bao so với số tiền được nhận ban đầu. Quả thật đau lòng. Tình nghĩa họ hàng cũng chẳng bằng những tờ tiền thẳng tắp đầy quyến rũ kia, mặc dù nó là những đồng tiền được tạo nên bởi tủi hổ, oan khuất.

Thực chất, chính cụ Thêm cũng chẳng ham muốn, hay mặn mà gì với số tiền khổng lồ kia. Bằng chứng rằng cụ chẳng giữ để xài cho riêng mình mà đều chia phần đầy đủ, hợp tình, hợp nghĩa với tất cả những người có ơn, cũng như con cháu mình. Bởi vì, trải qua bao thăng trầm của đời người, vượt qua bản án t‌ử hìn‌h tưởng chừng như không thể cứu vãn, vượt qua những định kiến của người đời, cụ Thêm hiểu được rằng thứ gì mới chính là điều quan trọng nhất, quý giá nhất. Cũng như chính cụ đã nói, có những thứ mất đi thì dù dùng bao nhiêu tiền bạc đổi lại cũng chẳng bao giờ là đủ. Suốt hơn 5 năm tù giam kia, 5 năm không dài cũng chẳng ngắn, liệu tiền bạc có lấy lại được thời gian, có trả lại được mạng sống cho một người, có chăng đó là sự an ủi cuối cùng, lời động viên cho họ hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn ngày hôm qua. Ấy thế, mà vẫn có những người đang tâm cướp đi thứ hy vọng, sự an ủi nhỏ nhoi ấy của một người mang án tử oan.

Ảnh minh họa - Internet

Có vậy mới thấy, gặp hoạn nạn mới biết chân tình. Không phải là những tờ tiền đầy giá trị nhưng lạnh lẽo, bạc bẽo kia, những tờ tiền khiến người ta mờ mắt, phạm sai lầm, khiến người ta sẵn sàng vứt bỏ đi lương tâm, lòng trắc ẩn, mà tình người mới là thứ đáng trân trọng, là thứ giúp cho con người ta sống sót để vượt qua bao sóng gió cuộc đời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật