Những tuyến đường hợp lòng dân

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuyến đường dọc tổ 8, khu 2, phường Trưng Vương (TP Uông Bí) từng một thời xuống cấp. Chỉ dài chưa tới 200m mà ’ổ trâu’, ’ổ bò’ đủ cả, ngày nắng thì bụi, mưa thì lầy lội. Người dân mỗi lần có việc ra đường là người, xe đều nhuốm bẩn.
Những tuyến đường hợp lòng dân
Tuyến đường tổ 8, khu 2, phường Trưng Vương sạch, đẹp, có hệ thống rãnh thoát nước và cây xanh hai bên đường.

Bà Trần Thị Thanh, người dân trong tổ 8, khu 2, phường Trưng Vương, chia sẻ: Ở đâu cũng vậy, giao thông bao giờ cũng quan trọng nhất. Giao thông thuận tiện thì người dân phát triển, còn không thì làm gì cũng khó. Như tổ dân chúng tôi đây, tuyến đường trên địa bàn nhỏ hẹp, xuống cấp, khiến người dân sống trong cái khó, cái khổ nhiều năm qua...

Ngày 14/7/2017, HĐND TP Uông Bí ban hành Nghị quyết 287 về hỗ trợ vật liệu đầu tư xây dựng bê tông hóa đường giao thông thôn, khu, nội đồng tại các xã, phường giai đoạn 2017-2020 (gọi tắt là NQ287). Nhận thấy lợi tích từ NQ287, người dân tổ 8, khu 2, phường Trưng Vương nhanh chóng thống nhất phương án hiến đất để có mặt bằng, tham gia ngày công lao động, đóng góp thêm kinh phí… tranh thủ nguồn nguyên vật liệu (cát, xi măng, đá sỏi…) do TP Uông Bí cung ứng nhằm xây dựng tuyến đường.

Chỉ trong thời gian ngắn, tuyến đường bê tông hóa của tổ 8, khu 2, phường Trưng Vương với chiều dài 180m, rộng 3m, hệ thống rãnh nước và cây xanh hai bên đường đã hoàn thành. Tuyến đường đã khiến cho việc đi lại của người dân thuận tiện, đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, thúc đẩy kết nối giao thông giữa tổ 8 với các tổ dân, khu phố lân cận khác của phường Trưng Vương.

Xem Video: Xã hội hóa để làm các tuyến đường dân sinh dưới các cầu trên Quốc lộ 1

//

Tương tự, tuyến đường tổ 23b, khu Phú Thanh Đông và tuyến đường tổ 31b khu Phú Thanh Tây (đều thuộc phường Yên Thanh) cũng được hình thành từ NQ287. 2 tuyến đường này có tổng giá trị 6 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp là 3,1 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt, ngày công lao động, vật kiến trúc được người dân tự nguyện tháo gỡ và diện tích đất được người dân tự nguyện hiến.

Tuyến đường tại tổ 23b khu Phú Thanh Đông (phường Yên Thanh, TP Uông Bí) dài 300m, được nhân dân đóng góp 600 triệu đồng để thi công.

Tuyến đường tổ 23b, khu Phú Thanh Đông và tuyến đường tổ 31b khu Phú Thanh Tây đưa vào sử dụng ngay lập tức đã xóa điểm đen giao thông, thay vào đó là sự thông thoáng, an toàn, sạch đẹp, kéo theo nhiều ngôi nhà, hàng quán hiện đại mọc lên, giá trị đất đai tăng, bộ mặt tổ dân, khu phố khang trang hơn.

Giờ đây hai tuyến đường này trở thành tuyến đường kiểu mẫu của phường Yên Thanh, 2 tổ dân này cũng dần tăng các chỉ số về cải thiện đời sống nhân dân, các hoạt động phong trào trên địa bàn sôi động và hiệu quả, được phường Yên Thanh đánh giá cao.

Ông Nguyễn Thế Cao, người dân tổ 31b khu Phú Thanh Tây, cho biết: Nếu không có NQ287 của HĐND TP Uông Bí, nói thật là không biết khi nào dân mới có đường mới đẹp, thoáng, rộng mà đi. Phú Thanh Tây không biết lúc nào mới thoát “mác” vùng nông nghiệp trũng nước, tụt hậu so với các vùng đô thị khác của phường. Tuyến đường tổ 31b khu Phú Thanh Tây đưa vào sử dụng ngay lập tức đã xóa điểm đen giao thông. Cùng với 3 tuyến đường trên, tính đến hết năm 2020, toàn TP Uông Bí có tất cả 145 tuyến đường được hình thành từ NQ.

Tuyến đường tổ 31B khu Phú Thanh Tây, trị gi3,5 tỷ, dài 350m, nhân dân hiến đất và vật kiến trúc, ngày công giá trị khoảng 3 tỷ.

Cùng với 3 tuyến đường trên, tính đến hết năm 2020, toàn TP Uông Bí có tất cả 145 tuyến đường được hình thành từ NQ287 với tổng trị giá của các tuyến đường là gần 110 tỷ đồng, trong đó kinh phí do người dân đóng góp là 36 tỷ đồng, cao hơn gần 30% so với nguồn vốn ngân sách TP Uông Bí dành cho nghị quyết này. Có thể thấy, NQ287 của HĐND TP Uông Bí đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng trúng, đúng yêu cầu phát triển thực tiễn, nhu cầu của nhân dân, được người dân đồng tình ủng hộ.

Điều này không chỉ thể hiện ở giá trị tham góp của người dân rất đáng kể, mà còn giảm thiểu gánh nặng ngân sách, hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối đến từng gia đình, tổ dân, khu phố, cải thiện đời sống cho người dân. Bởi thực tế sau những giai đoạn cao điểm nâng cấp đô thị những năm 2010-2015, cao điểm xây dựng nông thôn mới 2015-2017, khi Uông Bí cơ bản hoàn thành các trục đường chính, các tuyến đường nội thị, tuyến đường liên xã, phường, liên thôn khu, thì vẫn còn phần nhiều tuyến đường nhỏ đến tổ dân, xóm làng, nhất là các vị trí sâu xa vẫn ở dạng xuống cấp, rất cần được đầu tư.

NQ287 của HĐND TP Uông Bí với cơ chế ngân sách thành phố chỉ hỗ trợ nguyên vật liệu (xi măng, cát, đá, sỏi…) và chỉ hỗ trợ những tổ dân, xóm đã thống nhất được dân, có sự vào cuộc của người dân… đã không chỉ huy động được sức dân, nhân dân và Nhà nước cùng chung tay làm đường, mà trên hết là cơ sở để kết nối, phát huy, tăng cường tình đoàn kết, thống nhất giữa các hộ dân, động lực của mọi thắng lợi, điều kiện để phát triển.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật