Kẻ thù của dân chủ: Nga, Trung Quốc hay Mỹ?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người dân của 53 quốc gia nêu mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ. Đó không phải Trung Quốc hay Nga, mà chính là Mỹ.
Kẻ thù của dân chủ: Nga, Trung Quốc hay Mỹ?
Nền dân chủ Mỹ không được hoan nghênh ở nhiều nước trên thế giới

Kẻ thù của nền dân chủ

Tờ báo The Guardian đưa tin rằng, một cuộc thăm dò quốc tế ở 53 quốc gia, do “Liên minh các nền dân chủ” yêu cầu thực hiện vào tháng 2 và tháng 4, đã xác định kẻ thù chính của nền dân chủ trên thế giới.

“Liên minh các nền dân chủ” là tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy dân chủ và thị trường tự do trên khắp thế giới, được thành lập vào tháng 12 năm 2017 bởi cựu Tổng thư ký NATO và cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, cùng với doanh nhân Fritz Schur và luật sư Klaus Segaard.

Cuộc phỏng vấn 53 nghìn người ở các độ tuổi khác nhau, các ngành nghề khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau, ở các châu lục khác nhau cho thấy kết quả rất đáng ngạc nhiên và để cho chúng ta phải suy ngẫm.

Ấn phẩm của Anh viết rằng "kết quả đáng ngạc nhiên" nhất của cuộc khảo sát là gần một nửa (44%) số người được hỏi ở tất cả các quốc gia này lo ngại rằng, Hoa Kỳ đang đe dọa nền dân chủ ở đất nước của họ. Trong khi đó, chỉ có 38% số người được hỏi lo sợ ảnh hưởng của Trung Quốc và 28% số người thể hiện quan điểm như vậy đối với Nga.

Tờ báo Anh nhận xét, kết quả cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cả Hoa Kỳ và G7 nói chung "đều không thể khoác lên mình chiếc áo choàng của những người bảo vệ nền dân chủ".

Guardian chỉ rõ, dữ liệu trên sẽ là một tiết lộ không dễ chịu đối với các ngoại trưởng G7, những người vừa kết thúc cuộc đàm phán tại London vào hôm 08/5 và "cùng đứng ra nhận về mình vai trò thành trì của các giá trị dân chủ, quyết tâm chống lại chế độ chuyên quyền”.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng, đại đa số người được hỏi ủng hộ các giá trị dân chủ - 81% những người được hỏi cho rằng điều tối quan trọng là phải có nền dân chủ ở đất nước của họ.

Có tới 64% người được hỏi cho rằng "bất bình đẳng kinh tế" là mối đe dọa lớn nhất đối với các nền dân chủ và 48% người tham gia nghiên cứu chỉ ra rằng, thách thức nghiêm trọng trong lĩnh vực này là sức mạnh của những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Xã hội Mỹ không có đặc trưng nào của dân chủ?

Vừa qua, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga là ông Nikolai Patrushev mới đây đã cho biết rằng, ở Hoa Kỳ hiện nay không có bất kỳ đặc trưng nào để có thể hình dung tới một “nền dân chủ”, mà chỉ thấy điều ngược lại.

Theo ông Patrushev, các nền dân chủ không chà đạp nhân quyền và không hạn chế quyền tự do ngôn luận trên lãnh thổ của họ và ở nước ngoài. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ thì lại hạn chế về quyền tự do ngôn luận, ngập tràn tệ nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c, thậm chí là sử dụng chủ nghĩa phân biệt chủ‌ng tộ‌c để giải quyết các vấn đề nội bộ.

Ở đất nước dân chủ thực sự, chính quyền mới của họ cũng không xóa bỏ các quyết định của những người tiền nhiệm vì sự đối kháng cá nhân. Trong khi đó, ở Mỹ, Donald Trump vừa ngồi lên ghế Tổng thống đã lập tức phủ quyết các chính sách của người tiền nhiệm Barak Obama, còn ông Joe Biden vừa bước chân vào Nhà Trắng đã nhanh chóng đảo ngược các quyết định của Trump.

Ở Mỹ, các tập đoàn xuyên quốc gia can thiệp vào công việc của chính phủ, áp đặt lợi ích riêng của đất nước và xã hội và hơn thế nữa là chặn vị nguyên thủ quốc gia hợp pháp trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông [ám chỉ việc Facebook, Twitter và Instagram chặn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 1 vừa qua].

Ông Patrushev chỉ ra, các nước thực sự dân chủ thì không bao giờ đe dọa, tống tiền, đe nẹt, trừng phạt các nước khác; không áp đặt quan điểm của mình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền khác.

Các nước dân chủ và cũng không lôi kéo những kẻ cực đoan và khủ‌ng b‌ố về phe của mình vì mục đích địa chính trị, không vi phạm luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực quân sự và các lệnh trừng phạt kinh tế vượt mặt Liên hợp Quốc. Nhưng tất cả những đặc trưng này đều có thể tìm thấy ở Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật