TP HCM tái lập các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tái lập các chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ thành phố, giao lực lượng y tế, công an, quân đội duy trì hoạt động.
TP HCM tái lập các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ
xxxxxx CHủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong. Ảnh: Trung Sơn.

Yêu cầu trên được ông Nguyễn Thành Phong nói tại cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM trưa 10/5, trong bối cảnh số ca nhiễm 2 tuần qua trong cả nước lên 442, dịch xuất hiện ở 26 tỉnh, thành.

"Khu vực cửa ngõ, nơi người dân từ miền Tây qua, từ miền Đông vào cần khai báo y tế tại các chốt, trạm. Tình hình hiện tại đòi hỏi thành phố phải đặt trong trạng thái cao nhất về phòng, chống dịch", ông Phong nói.

Theo lãnh đạo TP HCM, với vị trí cửa ngõ giao thương với thế giới, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và gần 60 cảng biển lớn nhỏ, thành phố đứng trước nguy cơ xâm nhập dịch rất lớn từ bên ngoài. Vì vậy ngoài lập ở các đường cửa ngõ, các chốt và trạm kiểm soát cần được dựng tại nhà ga, bến cảng, siêu thị...

Tháng 4 năm ngoái, TP HCM lập 62 chốt, trạm kiểm soát phòng Covid-19. Các chốt được tổ chức ở đầu mối giao thông, đường cửa ngõ, hoạt động 24/24h. Trong đó 16 chốt chính đặt tại: trạm thu phí Long Phước (cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), cao tốc Trung Lương, cầu Đôi (đường Trần Văn Giàu), đường Ba Làng, đường Xuyên Á (quốc lộ 22), cầu Phú Cường, cầu Vĩnh Bình, cầu vượt Sóng Thần, quốc lộ 1K, quốc lộ 50, quốc lộ 1A, cầu Đồng Nai, bến xe Miền Tây, bến xe miền Đông, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái.

Tại các chốt này, lực lượng liên ngành kiểm tra y tế người vào thành phố, đồng thời phân luồng giao thông, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19... Sau 19 ngày, các chốt dừng hoạt động khi thành phố bỏ cách ly xã hội và kiểm soát được dịch.

Người đứng đầu chính quyền thành phố lưu ý ngành y tế và chính quyền các địa phương cần đặc biệt chú trọng việc giám sát sức khỏe người sau cách ly tập trung. Thời gian qua, nhiều trường hợp ở TP HCM khi cách ly tập trung đã 3 lần kết quả xét nghiệm âm tính vẫn có khả năng mắc Covid-19.

"Tình hình này không cho phép chúng ta bằng lòng với kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nếu không tiếp tục theo dõi nghiêm người sau cách ly, chúng ta sẽ phải trả giá. Biến thể của virus đã khác xưa rồi", ông Phong nói.

Trạm kiểm soát dịch trên quốc lộ 13, đoạn chân cầu Vĩnh Bình giáp ranh TP Thủ Đức và Bình Dương, tháng 4/2020. Ảnh: Gia Minh.

Tính đến 10/5, số ca mắc Covid-19 tại TP HCM là 267 người, 243 trường hợp đã khỏi bệnh, 24 người tiếp tục điều trị. 3.267 người đang cách ly tập trung, 611 trường hợp đang giám sát sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú.

"Tôi rất lo trước tình hình hiện tại. Thời gian qua thành phố chỉ phát hiện một ca lây trong cộng đồng, nhưng diễn biến trong nước và thế giới rất phức tạp", ông Phong nói và yêu cầu không được lơ là trước hàng loạt nguy cơ hiện hữu.

Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị lãnh đạo chính quyền các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng thủ trưởng các sở, ngành thực hiện lại chế độ họp giao ban định kỳ về dịch vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. "Đây là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi khi thành phố xảy ra lây nhiễm Covid-19, chúng ta không thể tập trung nghĩ thêm các nhiệm vụ khác", ông Phong nói.

Trước đó, báo cáo tại buổi họp, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện thành phố có 4 nguy cơ lây lan dịch. Đầu tiên là từ các khu cách ly tập trung vì thành phố có đến 41 khu cách ly ở khách sạn, 21 khu ở bệnh viện và nhiều khu cách ly quân đội. Vì vậy, phải tập trung rà soát, đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch.

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo tại cuộc họp trưa nay. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.

Nguy cơ xâm nhập dịch thứ hai từ các bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn. Đây là nơi tập trung nhiều bệnh nhân và thân nhân từ các tỉnh thành. Hai nguy cơ còn lại là tình trạng nhập cảnh trái phép và số lượng người dân trở về sau dịp lễ, đặc biệt về từ những khu vực có ca bệnh.

Ông Bỉnh cho biết ngành y tế trên địa bàn đã kích hoạt tất cả bộ tiêu chí an toàn trên các lĩnh vực. Để mở rộng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, 200 tổ Covid-19 cộng đồng đã được thành lập. Sở Y tế cũng huy động sinh viên các khoa y tế công cộng, sinh viên năm cuối trường y sẵn sàng cho tình huống cần lấy mẫu, truy vết quy mô lớn. Thành phố cũng chuẩn bị năng lực 15.000 xét nghiệm mỗi ngày và sẽ nâng lên thành 40.000 thời gian tới.

"Đối với việc điều trị, thành phố đã có kế hoạch chữa cùng lúc 50, 100 và trên 200 bệnh nhân. Hiện, Sở Y tế đang lên phương án chữa trị cho hơn 5.000 người", ông Bỉnh nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11244
  1. Nguyên nhân số ca F0 tử vong ở TP.HCM vẫn cao
  2. Rút ngắn cách ly F0 còn 7 ngày: Hợp lý trong tình hình mới
  3. Chuyên gia: “Nên giảm thời gian cách ly F0 còn 7-10 ngày”
  4. Tin sáng 21-11: Thuốc Molnupiravir đã đến 34 tỉnh thành, sớm cấp thêm cho TP.HCM
  5. Người đàn ông mù tử vong nghi do COVID-19, sau 2 ngày mới phát hiện
  6. Nỗi đau Covid-19 của người ở lại: Cậu Ba đi rồi, mợ Ba và “bé Long” phải biết làm sao…
  7. F1 ở TP.HCM cần làm những gì?
  8. TP.HCM khẩn cấp xin 100.000 liều Molnupiravir
  9. Sở Y tế TP.HCM kiến nghị khẩn rút ngắn thời gian cách ly tập trung
  10. 100.000 trẻ Thủ Đức tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 25/10
  11. Khỏi Covid sau 61 ngày thở ECMO, viện phí hơn 2,3 tỷ đồng
  12. TP.HCM dồn tổng lực dập dịch Covid-19 trong 7 ngày cuối giãn cách
  13. TP HCM xét nghiệm khẩn tất cả bệnh viện trong đêm
  14. TP HCM cách ly người đến từ 13 điểm có Covid ở Sapa
  15. 34 trường hợp ở TP.HCM tiếp xúc ca nghi mắc COVID-19 có kết quả âm tính
  16. Người về TPHCM từ các vùng dịch phải cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm
  17. Ngành giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn
  18. Xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự ca bệnh “siêu lây nhiễm” 2899 ở Hà Nam
  19. Kết quả xét nghiệm Covid-19 hơn 1.500 trường hợp ngẫu nhiên ở TP HCM
  20. Thủ tướng: “Chỉ một người lơ là, cả xã hội vất vả”
  21. TP.HCM cách ly tập trung người đến từ 2 xã thuộc Hưng Yên, Hà Nam
Video và Bài nổi bật