Bão sức gió gần 200 km/giờ sắp đổ bộ, Trung Quốc phản ứng khẩn

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc đã đóng cảng, đường sắt và hủy các chuyến bay trước khi bão In-Fa đổ bộ, trong bối cảnh nhiều khu vực ở nước này đang khẩn trương khắc phục hậu quả của mưa lũ.
Bão sức gió gần 200 km/giờ sắp đổ bộ, Trung Quốc phản ứng khẩn
Bão In-Fa sẽ đổ bộ vào Trung Quốc đại lục trong ngày 25.7.
Theo đài Al Jazeera của Qatar, bão In-Fa với sức gió lên tới 191km/giờ dự kiến sẽ đổ bộ vào Chiết Giang, tỉnh duyên hải miền đông Trung Quốc vào tối ngày 25.7.

Ở thời điểm hiện tại, bão In-Fa đang di chuyển theo hướng tây bắc cách xa khỏi đảo Đài Loan, sau khi gây sóng to và lũ lớn trên hòn đảo nhưng không có thiệt hại về người.

Các trường học, khu chợ và các hoạt động kinh doanh ở tỉnh Chiết Giang được yêu cầu tạm ngừng, theo Tân Hoa Xã. Nhà chức trách địa phương để ngỏ khả năng ngừng các hoạt động giao thông nếu diễn biến thời tiết xấu.

Trung Quốc đã ban hành cảnh báo cấp độ ba với cơn bão và yêu cầu đóng cảng, đường sắt trong khu vực bão có thể đổ bộ. 100 chuyến tàu di chuyển qua khu vực đã bị hủy bỏ, theo cơ quan đường sắt quốc gia Trung Quốc.

Ngay trong ngày 24.7, chính quyền thành phố Thượng Hải đã đóng cửa một số công viên và bảo tàng, cảnh báo người dân “tránh tụ tập đông người ngoài trời” và nên ở trong nhà.

Sân bay ở thành phố Hàng Châu, phía tây nam Thượng Hải, đã hủy 90% chuyến bay vào ngày 25.7 và dự kiến sẽ hủy nhiều chuyến bay hơn nữa vào 26.7, truyền thông địa phương đưa tin.

Tất cả các bến tàu container đã bị đóng cửa, bao gồm cảng Dương Sơn ở phía nam Thượng Hải. 150 tàu bao gồm cả tàu chở khách và tàu chở hàng đã được sơ tán khỏi khu vực.

Bão In-Fa đổ bộ vào Trung Quốc trong bối cảnh tỉnh Hà Nam, miền trung nước này, vừa hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử khiến ít nhất 58 người chết.

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo bão In-Fa có thể gây mưa lớn cho các địa phương ở tỉnh Hà Nam.

Hàng năm, Trung Quốc đều hứng chịu mưa lũ nhưng trận mưa kỷ lục ở tỉnh Hà Nam đặt dấu hỏi về khả năng ứng phó của các thành phố Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng phổ biến do biến đổi khí hậu.

Tỉnh Hà Nam có nhiều sông, đập và hồ chứa được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước để quản lý dòng chảy của nước lũ và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Nhưng sự phát triển nhanh chóng của đô thị đã làm hạn chế các hệ thống thoát nước hiện có.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12000
  1. Trung Quốc: Bão In-Fa bổ bộ, bồi thêm mưa lớn sau lũ lịch sử
  2. Trịnh Châu gióng cảnh báo về tàu điện ngầm trong lũ lụt
  3. Thành phố TQ được đổ hơn 8 tỷ USD chống lũ lụt bị “thất thủ” sau một trận mưa, vì sao?
  4. Trung Quốc: Nhân chứng kể khoảnh khắc lũ nhấn chìm loạt ô tô ở hầm tử thần
  5. Cảnh tang thương ở Trịnh Châu: Dọn hầm ngập lụt, phát hiện nhiều xác người chết đuối
  6. Tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) bắt đầu dọn dẹp sau trận lũ lịch sử
  7. Trung Quốc căng mình chuẩn bị đón bão In-Fa
  8. Người dân khốn khổ trong thảm cảnh mưa lũ ở Trung Quốc
  9. Sau Trịnh Châu, nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đối mặt nguy cơ mưa lũ lớn
  10. Siêu bão sắp nhắm thẳng vào kho dầu chiến lược của Trung Quốc
  11. Trung Quốc nâng mức phản ứng khẩn cấp khi bão In-Fa đang tiến gần
  12. Trận mưa ‘ngàn năm có một’ ở Trung Quốc kinh hoàng như thế nào?
  13. Trung Quốc trong trận lũ kinh hoàng: Ô tô trôi như bèo rác
  14. Trịnh Châu dồn sức khắc phục hậu quả trận lũ lịch sử
  15. Ôtô trôi như bèo rác trong nước lũ
  16. 3 tỉ m3 nước trút xuống thành phố Trung Quốc trong trận mưa lũ “ngàn năm có một”
  17. 24h qua ảnh: Người dân Trung Quốc dùng dây vượt qua đường phố ngập lụt
  18. Những hình ảnh về đợt mưa lũ kinh hoàng “nghìn năm có một” ở Trung Quốc
  19. Lũ Trung Quốc: Hơn 1 triệu người ảnh hưởng, thiệt hại hơn 253 tỉ đồng
  20. Trung Quốc nguy cơ lũ chồng lũ
  21. Lý do mưa lũ nghìn năm có một ở Trung Quốc?
Video và Bài nổi bật