Những loại củ mọc mầm chứa độc tố người Việt tiếc của hay ăn nhưng tàn phá gan: Top đầu khoai tây

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đừng vì tiếc của mà chế biến những loại củ đã mọc mầm dưới đây thành món ăn cho gia đình, kẻo ngộ độc, chức năng gan suy yếu, nhất là dẫn tới ung thư nguy hiểm tới tính mạng.
Những loại củ mọc mầm chứa độc tố người Việt tiếc của hay ăn nhưng tàn phá gan: Top đầu khoai tây
Khoai tây mọc mầm là một trong 7 loại củ không nên ăn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.Khoai lang

Khoai tây

Chứa hàm lượng tinh bột cùng dinh dưỡng khá cao lại dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon mà khoai tây được các bà nội trợ Việt ưa chuộng. Thế nhưng, mấy ai có thể biết được rằng khi loại củ này mọc mầm thì tuyệt đối không được sử dụng bởi chúng chứa độc tố solaine - một trong những chất nguy hiểm khiến chức năng gan bị suy yếu. Thậm chí, dù khi chúng được nấu chín ở nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ chất độc. Vì thế, đừng dại đột mà rước họa vào thân.

Con người có thể bị ngộ độc khi ăn khoai lang mọc mầm. Khi bạn thấy trên thân của loại củ này xuất hiện những đốm màu đen tức độc tố đang được hình thành và được thải ra ngoài từ chính đốm đen đó. Cố tình sử dụng dài ngày rất dễ làm hỏng chức năng gan. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thương trong gia đình, bạn cần vứt bỏ số khoai lang có dấu hiệu hư hỏng đi ngay lập tức.

Khoai môn

Bạn có biết, bản chất thực sự của khoai môn là gì hay không? Chúng là loại củ đã mọc mầm, đến khi thu hoạch người ta mới cắt phần thân và phần lá đi. Nhưng khi mua về bạn để mọc mầm lại thêm 1 lần nữa thì nguồn dinh dưỡng phong phú sẽ mất hết rồi biến chất gây hệ lụy không tốt tới sức khỏe.

Họ đậu

Hiện nay, rau mầm họ đậu được nhiều bà nội trợ yêu thích vì chứa nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào và giàu giá trị dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình phát triển c‌ơ th‌ể. Đồng thời là nguyên liệu quý giá chống lão hóa hiệu quả của chị em phụ nữ. Tốt như vậy song có một số loại đậu như đậu mèo, đậu ván, đậu kiếm, đậu trứng chim,… lại là trường hợp ngoại lệ.

Rau mầm họ đậu rất tốt nhưng trừ một số loại đậu như đậu mèo, đậu ván, đậu kiếm, đậu trứng chim,... kẻo ngộ độc.

Chúng chứa glucoside sinh ra acid cyanhydric gây ngộ độc cho người sử dụng. Từ đó, trước khi chế biến món ăn từ rau mầm họ đậu bạn cần hỏi thật kỹ loại đậu mà người bán làm ra rau mầm, kẻo tiền mất tật mang khó lòng cứu chữa.

Gừng

Hiện tượng này thường xảy ra trong mỗi căn bếp nên chị em cho đó là chuyện bình thường và sử dụng gừng mọc mầm không một chút kiêng dè. Tuy nhiên, loại củ này khi đã mọc mầm chẳng những mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có còn sinh ra độc lưu huỳnh, vô cùng nguy hiểm cho gan. Từ đó, khi chế biến món ăn có thêm gia vị gừng, bạn hãy lựa chọn những củ gừng tươi ngon, không dập hỏng và nhất định phải không bị mọc mầm.

Củ sắn

Có thể bạn chưa biết, củ sắn mọc mầm sẽ sinh ra chất alkaloid solanine. Khi chất độc này đi vào c‌ơ th‌ể có thể dẫn tới ngộ độc với các triệu chứng điển hình như ói mửa, tiêu chảy, tức ngực, chóng váng,… không được phát hiện và cứu chữa một cách kịp thời còn gây nguy hiểm đến chính tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe bạn không nên ăn củ sắn mọc mầm.

Lạc

Lạc mọc mầm cực kỳ có hại cho sức khỏe khi bạn ăn phải. Nó sinh ra độc tố aflatoxin gây nhiễm độc gan nghiêm trọng. Nhất là có thể làm tăng nguy cơ căn bệnh ung thư mãn tính dẫu được chế biến ở nhiệt độ cao.

Không nên ăn lạc mọc mầm bởi có chất độc nguy hiểm. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật