Chủ trọ không cho về, nhóm bạn trẻ đi tình nguyện được khách sạn cao cấp mời đến ở: Ấm lòng

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tham gia vào đội quân tình nguyện, nhiều bạn trẻ lăn xả ngày đêm. Thế nhưng khi bước chân trở về phòng trọ để chợp mắt một lát, nhiều người vào cảnh lúng túng vì chủ nhà từ chối cho vào.
Chủ trọ không cho về, nhóm bạn trẻ đi tình nguyện được khách sạn cao cấp mời đến ở: Ấm lòng
Nhiều khách sạn tham gia vào chiến dịch hỗ trợ đội quân tình nguyện (Ảnh: VietNamNet)

Sau ngày dài tham gia các công tác thiện nguyện, Phạm Hà My (25 tuổi) trở về khách sạn Ambassador (Quận 1, TP.HCM) để nghỉ ngơi. My đến lưu trú tại khách sạn cao 12 tầng này sau khi một số người bạn của mình bị chủ nhà trọ không cho trở về phòng vì từng tham gia chống dịch.

My kể: “Trước khi vào khách sạn ở, tôi và nhóm bạn là tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch. Công việc của chúng tôi là đi lấy mẫu xét nghiệm. Do đó, một số bạn trong nhóm bị chủ nhà trọ không cho trở lại phòng vì sợ bị lây nhiễm”.

“Hơn thế, chúng tôi cũng tự nhận thấy rằng, nếu không may mình nhiễm bệnh có thể sẽ lây nhiễm cho cộng đồng, những người xung quanh. Thế nên, chúng tôi muốn tìm một nơi ở an toàn cho bản thân, người xung quanh để an tâm làm việc”.

Sau nhiều đắn đo, Vy và nhóm bạn liên hệ, xin lưu trú tại khách sạn Ambassador, nơi vừa chuyển thành khách sạn cộng đồng để hỗ trợ những người tham gia tuyến đầu chống dịch. Tại đây, cô và nhóm bạn được ăn, ở miễn phí, thoải mái sử dụng các trang thiết bị hiện đại.

Được biết, khách sạn cộng đồng được anh Đinh Quốc Huy (35 tuổi, chủ khách sạn Ambassador) lên ý tưởng và kết hợp với một số bạn bè thực hiện. Anh Huy cho biết, trong một buổi nói chuyện với anh Nguyễn Tuấn Khởi, người có nhiều hoạt động vì cộng đồng trong mùa dịch, anh đã nảy ra ý định thành lập khách sạn cộng đồng.

Để đảm bảo công tác chống dịch, khách sạn được phun khử khuẩn hàng ngày. Ngoài ra, khách sạn cũng tạo điều kiện, cho phép những người có hoàn cảnh khó khăn, không lo được chỗ ở vì dịch bệnh vào lưu trú miễn phí.

Tại khách sạn, toàn bộ khách lưu trú cũng được hỗ trợ các suất ăn trong ngày với giá 0 đồng. Thậm chí, tại sảnh khách sạn cũng được chuẩn bị một lượng thực phẩm gồm mì tôm, trứng, sữa, nước uống… Nếu cần, khách lưu trú có thể đến đây lấy các hàng hóa này về sử dụng miễn phí.

Khách sạn cộng đồng khiến nhiều bạn trẻ ấm lòng (Ảnh: VietNamNet)

Anh Nguyễn Văn Lưu (đại diện đơn vị hợp tác cùng anh Huy xây dựng khách sạn cộng đồng) cho biết, hiện nay, đơn vị đã thành lập thêm một khách sạn cộng đồng khác trên đường Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Anh Lưu kể, ngoài lực lượng chống dịch, hiện khách sạn cộng đồng tại Quận 1 đang hỗ trợ cho 2 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt. Đó là nam thanh niên không tìm được chỗ trọ và một lao động nghèo không đủ tiền trả tiền thuê nhà.

Anh Lưu chia sẻ: “Một bạn đưa anh trai từ tỉnh Long An lên TP.HCM chạy thận. Sau đó, vì dịch bệnh, bạn này gặp khó khăn, không tìm được chỗ ở. Trường hợp khác là một lao động nghèo không đủ tiền đóng tiền thuê phòng. Cả đều được khách sạn hỗ trợ chỗ ở, suất ăn miễn phí”.

Anh Đinh Quốc Huy tâm sự, “Đi làm về, những người đang lưu trú tại khách sạn đều vào phòng và không đi ra ngoài. Tôi rất vui vì nhận thấy rằng, họ thật sự cảm thấy có được một nơi đủ an tâm, đủ thoải mái để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng chuẩn bị cho hoạt động chống dịch vào ngày mai”.

Chỗ nghỉ ngơi, thức ăn, đồ uống được miễn phí hoàn toàn (Ảnh: VietNamNet)

Vậy mới thấy, trong đại dịch, tình hình càng khó khăn thì tình người càng ấm áp, miễn là tất cả chúng ta sống chậm lại một chút để thấu hiểu, cảm thông và bao dung cho nhau. Tất nhiên, chúng ta không thể trách chủ nhà trọ, họ cũng có cái lý của riêng mình khi từ chối những bạn trẻ tham gia vào đội quân tình nguyện hỗ trợ tâm dịch.

Không phải họ không có lòng thương người hay thiếu đi sự hào sảng, mà đơn giản là họ lo lắng cho bản thân, cho gia đình, cho những vị khách còn lại đang trọ ở nhà mình. Những vị khách ấy, có thể là công nhân, là sinh viên đang sống lay lắt, nếu bị lây nhiễm thì nguy lắm.

Và chính các bạ‌n tìn‌h nguyện viên cũng hiểu được điều này, nên họ không trách cứ gì chủ trọ. Họ là những bạn trẻ quá tuyệt vời, xung phong ra tuyến đầu hỗ trợ người dân, họ sẵn sàng chịu đựng thời tiết nóng như đổ lửa, trong bộ đồ bảo hộ trùm kín mít từ đầu đến chân, mồ hôi tuôn ra như suối. Cảm phục hơn, họ bất chấp khả năng mình có thể bị nhiễm bệnh, bởi họ tin rằng, có thứ còn đáng quý hơn cả mạng sống, đó chính là tình người.

Sau cùng, hành động của anh Lưu, anh Huy cũng như nhiều chủ khách sạn khác đang làm xã hội thêm ấm lòng. Họ thay vì than vãn, kể khổ do du lịch ngừng hoạt động thì lại có suy nghĩ đầy tích cực, biến khách sạn của mình thành nơi dừng chân cho đội quân tình nguyện, cho những y tác bác sĩ không thể về nhà. Họ chung tay với mọi người, làm những công việc âm thầm nhưng đầy cao đẹp.

Phải khai báo y tế trước khi vào khách sạn (Ảnh: VietNamNet)

Nào ai nghĩ, những khách sạn có tiếng tăm, được đánh giá ‘sao này sao kia’ sẵn sàng cung cấp những suất ăn 0 đồng. Nào ai ngờ, những căn phòng xa hoa đẹp đẽ giờ đây là nơi sưởi ấm cho những con người đang vất vả ngày đêm chống dịch.

Trong khi nếu ‘cạn tình’, những người chủ có thể đóng cửa để bảo tồn tài sản, để tránh những thiệt hại kinh tế khi phải duy trì thêm tiền công cho nhân viên dọn dẹp, thêm tiền điện, tiền nước và những chi phí phát sinh…

Nhưng tình người cao hơn lợi nhuận, nào ai nỡ làm ngơ với nhau khi dịch bệnh đang bùng phát. Nào ai tính toán so đo với nhau lúc này. Chính suy nghĩ đơn giản nhưng ấm lòng ấy, mới khiến Việt Nam trở nên mạnh mẽ, kiên cường qua mỗi gia đoạn khó khăn.

Hãy tin rằng, mai đây Sài Gòn và cả nước sẽ lại bình yên, thành phố xinh đẹp lại rộn rã tiếng cười và những khách sạn ấm lòng như thế sẽ được du khách đánh giá thật cao, họ sẽ được nhiều người yêu mến và tìm đến. Nên nhớ, trên đời có một chân lý giản đơn nhưng vô cùng đúng đắn: Cứ thoải mái cho đi, rồi sẽ được nhận lại!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật