Tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quản lý chặt chẽ, không di chuyển số trâu, bò đã khỏi triệu chứng lâm sàng ra khỏi vùng dịch trong thời gian tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng khỏi bệnh lâm sàng và gia súc đã được tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục.
Tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò
dịch viêm da nổi cục đang lây lan rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2688/KH-UBND về kế hoạch phòng, chống dịch viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các địa phương tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò và số lượng gia súc toàn tỉnh. Phân loại gia súc có biểu hiện bệnh, điều tra dịch tễ thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia súc để quản lý, kiểm soát dịch bệnh.

Các địa phương xuất hiện ổ dịch tập trung nguồn lực, tìm giải pháp xử lý dứt điểm ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh kéo dài, lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Hướng dẫn người chăn nuôi trong vùng dịch nhốt toàn bộ trâu, bò; tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiế‌p, vùng đệm và trên địa bàn toàn tỉnh; sử dụng vôi bột, hoá chất đặc hiệu tiêu diệt côn trùng (ruồi, muỗi, ve, mòng) tại khu vực chuồng nuôi.

Các huyện, thị xã, thành phố thành lập đội liên ngành để kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò, yêu cầu chủ cơ sở ký cam kết không buôn bán trâu, bò bệnh, nghi bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

Quản lý chặt chẽ, không di chuyển số trâu, bò đã khỏi triệu chứng lâm sàng ra khỏi vùng dịch trong thời gian tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng khỏi bệnh lâm sàng và gia súc đã được tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức rà soát tiêm phòng vaccine bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng trên địa bàn tỉnh; ưu tiên tiêm phòng khẩn cấp cho trâu, bò khoẻ mạnh tại các ấp đã có dịch; đồng thời, tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với trâu, bò mẫn cảm tại các ấp chưa có dịch trong cùng xã và các xã thuộc vùng bị dịch uy hiế‌p; bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 90% số gia súc thuộc diện tiêm phòng (ngân sách tỉnh chỉ tiêm phòng miễn phí 100% chi phí mua vaccine và tiền công tiêm phòng cho hộ chăn nuôi trâu, bò dưới 16 con; các cơ sở chăn nuôi trang trại tự lo chi phí tiêm vaccine phòng bệnh theo giám sát của cơ quan thú y).

Các địa phương có ổ dịch thống kê, rà soát để hỗ trợ chủ vật nuôi có trâu, bò phải tiêu huỷ do dịch bệnh viêm da nổi cục với định mức, quy trình và điều kiện theo quy định.

Bò nghi ngờ mắc bệnh viêm da nổi cục.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và huyện, thị xã, thành phố có liên quan trong việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y; các hành vi xả thải, vứt xác động vật ra môi trường; ngăn chặn các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trái phép trên tuyển biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở ra, vào địa bàn tỉnh.

Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: Trâu, bò sốt cao (có thể trên 41°C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2-5cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu v‌ú, cơ quan sinh sản và vùng đáy chậu.

Tính đến ngày 11.7.2021, cả nước có 1.336 ổ dịch tại 207 huyện của 33 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 70.344 con, số gia súc đã tiêu huỷ là 8.473 con.

Tại 11 tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam bộ, đến ngày 18.7.2021, có 486 hộ, 39 xã, 15 huyện ở 7 tỉnh (gồm Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Bình Thuận) xảy ra ổ dịch chưa qua 21 ngày; số trâu, bò mắc bệnh là 1.063 con, trong đó có 32 con chết và tiêu huỷ.

Thông tin kịp thời, tuyên truyền cho người dân về tình hình bệnh viêm da nổi cục và các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật, tránh gây hoang mang trong xã hội. Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn người dân giám sát gia súc có biểu hiện bệnh, nghi bị bệnh; kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan Thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; bảo đảm vệ sinh trong chăn nuôi gia súc; tổ chức dọn dẹp, sát trùng khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế sự phát triển của các loại côn trùng gây hại, mầm bệnh.

Các huyện, thị xã và thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục tại địa phương, ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu huỷ động vật mắc bệnh khi có dịch; quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật, hoạt động cơ chế, chế biến, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y.

Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch. Thường xuyên, tổng hợp, báo cáo định kỳ, hằng ngày hoặc đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra, gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT, UBND tỉnh, Cục Thú y.

Ðối với các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi trên 16 con, tăng cường thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng, phun thuốc phòng, chống côn trùng, tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật