“Ngồi không” cũng mắc Covid-19: Bác sĩ lý giải nguyên nhân cụ thể

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Vì sao đang giãn cách xã hội nhưng ca cộng đồng vẫn tăng mạnh?“ - đó là câu hỏi chung của một số cư dân ở TP.HCM.
“Ngồi không” cũng mắc Covid-19: Bác sĩ lý giải nguyên nhân cụ thể
Đường phố TP.HCM bất ngờ đông trở lại trong thời gian gần đây. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Tính đến ngày 19/8, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 tại TP.HCM đã kéo dài gần 3 tháng nhưng vẫn chưa hạ nhiệt. Đáng chú ý, trong gần một tháng rưỡi qua, số ca nhiễm cộng đồng của thành phố đang có dấu hiệu tăng mạnh.

Xem Video: Tại sao có người không bị lây nhiễm nCoV dù tiếp xúc bệnh nhân?

//


Cụ thể, theo Tuổi Trẻ, từ ngày 11/8 đến 19/8, trong số 22.756 ca mới được phát hiện thì có tới 10.141 trường hợp phát hiện ở cộng đồng. Con số này chiếm tỷ lệ lên tới 40%. Đặc biệt, vào ngày 17/8, ca cộng đồng còn chiếm 73% trên tổng số bệnh nhân nhiễm Covid-19 mới. Tỷ lệ này tăng lên 77% trong ngày 18/8 khi ca nhiễm cộng đồng là 2.848 người trên tổng ca nhiễm (3.694 người). Những ca ngoài vùng cách ly, phong tỏa này tập trung phần lớn tại quận 8, quận 3, quận 1, huyện Bình Chánh, quận Tân Phú và quận Bình Tân. 

Với những số liệu cụ thể như vậy cùng với phương án giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nâng cao, nhiều người băn khoăn vấn đề: "Vì sao, ở nhà mà lại nhiễm Covid-19?". Một số người cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc "khe hở" khi ra ngoài mua thực phẩm, thuốc men,...


Hoạt động lấy đồ từ khu vực trung gian hoặc chốt kiểm soát có thể tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. (Ảnh: Báo )

Trước câu hỏi này, theo Báo , Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy - Giảng viên bộ môn S.L - S.L bệnh - miễn dịch của Trường Đại học Y Dược TP.HCM đã lên tiếng hồi đáp. Cụ thể, ông cho rằng dù hiện tại thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hầu hết ở nhà nhưng thi thoảng vẫn phải đi mua lương thực, tiêm vắc xin,... Lúc này, virus có thể tận dụng "khe hở" y tế, xâm nhập vào c‌ơ th‌ể. Như vậy, họ sẽ trở thành "vật trung gian", mang mầm bệnh về nhà hoặc đi đến nơi khác.

Giải thích về quan điểm này, bác sĩ Duy nói thêm rằng ngoài lây lan trực tiếp qua giọt khí dung thì virus SARS-CoV-2 còn bám trên các bề mặt vật dụng. Từ đó, chúng có thể xâm nhập vào c‌ơ th‌ể con người thông qua đường niêm mạc của mắt, mũi miệng,... Chỉ với hành động đơn giản như dụi mắt hay vô tình đưa tay lên miệng khi chưa sát khuẩn cũng có thể gây nhiễm virus.


Người lao động tại TP.HCM được ưu tiên chích vắc xin ngừa Covid-19. (Ảnh: Báo )

Ngoài ra, bác sĩ nói thêm: "Nhiều nghiên cứu cho thấy, bầu không khí ở nơi người bị nhiễm vừa đi qua có thể chứa vi rút và có thể lây nhiễm cho người đi vào vùng đó, đặc biệt là trong không gian kín như trong nhà, trong thang máy, trong siêu thị...".

Trước đó, theo Báo , Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Đỗ Văn Dũng, hiện đang công tác tại Đại học Y Dược TP.HCM cũng nêu ra 2 lý do cho việc này, đó là công tác tiếp nhận F0 và chưa kịp thời phát hiện F0. Những người này đôi khi không xuất hiện triệu chứng nhưng nồng độ virus vẫn cao, có thể lây nhiễm cho gia đình, hàng xóm,... Vì thế việc "vùng xanh" tiềm ẩn F0 và hoạt động của chợ cóc cũng trở thành một trong các nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Đây cũng chính là điều lý giải tại sao mọi người nên tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế. Tuy nhiên, chỉ thực hiện theo 5K thì chưa đủ. 


Nhân lực hỗ trợ tiếp tế lương thực cho khu cách ly. (Ảnh: VnExpress)

Theo Báo , bác sĩ Duy khuyến khích bà con nên di chuyển bằng thang bộ. Trường hợp gia đình ở chung cư cao tầng, nên đeo khẩu trang kín mặt, sử dụng kính chống giọt bắn và hạn chế nói cười trong thang máy. Trong túi nên có vật dụng như chìa khóa, khúc gỗ nhỏ,... để bấm nút thang máy. Song song đó, bác sĩ không khuyến khích xịt khuẩn trong khoang thang máy vì có thể gây tổn thương da hoặc ngộ độc khí. Ngoài ra, khi di chuyển bên ngoài, điện thoại nên được cất gọn để tránh bị virus bám trên bề mặt.

Các nghiên cứu trên thế giới chưa chỉ rõ việc virus có lây lan qua bưu kiện, bao bì thực phẩm,... hay không nhưng chúng có thể tồn tại 24 giờ trên bề mặt giấy carton và 3 ngày đối với vật liệu nhựa. Vì vậy, khi nhận hàng online hay thực phẩm thì cần sát khuẩn bề mặt bằng cồn và ngâm chúng trong nước muối loãng. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng đồ chế biến sẵn trong thời điểm này vì có thể chứa nguồn bệnh trong quá trình xử lý nguyên liệu.


TP.HCM áp dụng phương án trao túi an sinh cho gia đình đang có F0 cách ly tại nhà. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Trong bối cảnh bệnh dịch phức tạp, có 2 vấn đề quan trọng nhất mà ai cũng cần nắm rõ là tiếp cận vắc xin kịp thời khi có cơ hội và tuân thủ các quy định, khuyến cáo 5K từ Bộ Y tế, cơ quan chức năng địa phương. Mọi người tự nâng cao ý thức thì việc chống dịch sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng kiểm soát hơn rất nhiều.

Mong rằng, với những thông tin trên, mọi người sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe gia đình, bản thân và cộng đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật