’Cựu F0’ trở lại cuộc chiến chống Covid-19

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khỏi Covid-19, Trần Văn Tài tình nguyện vào bệnh viện d‌ã chi‌ến để chăm sóc F0, bị ba mẹ phản đối, anh lén lút nộp đơn đăng ký.
’Cựu F0’ trở lại cuộc chiến chống Covid-19
Tài (ở giữa) cùng tình nguyện viên ở điểm lấy mẫu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong cơn mưa lớn tối 8/9, anh Tài (ngụ Bình Hòa, Thủ Dầu Một) chờ xe về nhà sau một ngày đi lấy mẫu test nhanh cộng đồng. Hôm nay, anh và 2 tình nguyện viên lấy được 560 mẫu test nhanh, chỉ phát hiện 19 F0 nên tâm trạng anh bớt nặng nề.

"Có hôm lấy mẫu test ra cả trăm ca, đến 12h đêm mới về phòng, rồi bị dội thêm tin tức có thêm nghìn ca mới, thế là mất ngủ", anh Tài kể.

Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận hơn 160.000 ca nhiễm nCoV, cao thứ hai cả nước, chỉ sau TP HCM. Các ca nhiễm được phát hiện qua khám sàng lọc tại cơ sở y tế, khu cách ly, khu phong tỏa và ngoài cộng đồng, có ngày hơn 5.000 ca.

Mỗi ngày, nhân viên y tế, tình nguyện viên đều chạy đua lấy lượng mẫu khổng lồ. Do đó, nhiều F0 sau khỏi bệnh đã tình nguyện ở lại để hỗ trợ. Họ được hướng dẫn những kiến thức cơ bản như lấy mẫu test nhanh, giống như Tài. Một số khác được tham gia điều trị, theo dõi người bệnh để kịp thời báo động khi cần.

Hôm 4/9, lãnh đạo Bình Dương quyết định "trả lương" cho khoảng 1.200 F0 đã được điều trị khỏi tham gia chống dịch, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong 30 ngày. Đây là nguồn lao động quý, bởi sau khi khỏi bệnh, họ có kháng thể, có thể miễn nhiễm tạm thời.

Anh Tài trở thành F0 từ 19/7, cách ly tập trung, không triệu chứng. Sau 14 ngày, anh về nhà cách ly thêm hai tuần. "Từng chứng kiến nhiều người trở nặng, nhiều người không qua khỏi, tôi xót xa, nên khi khỏi bệnh viết đơn xin đi chống dịch", anh nói.

Để giữ an toàn cho gia đình, anh thuê phòng trọ ở riêng, tham gia đoàn tình nguyện của Tỉnh đoàn Bình Dương. Công việc chủ yếu là lấy mẫu test nhanh, thống kê thông tin, nhập dữ liệu...

Lúc đầu, anh đăng ký vào bệnh viện d‌ã chi‌ến để chăm sóc các F0 nhưng ba mẹ phản đối vì lo con vất vả, nguy cơ có thể nhiễm lại lần nữa. Giờ, gia đình biết nhưng không phản đối nữa, chỉ dặn anh cẩn thận.

Địa điểm lấy mẫu thường không cố định, có khi anh và mọi người phải đứng ở điểm di động cả ngày, dưới thời tiết nắng nóng, "mệt hơn cả khi là F0". Mỗi lần nghỉ giải lao, ai nấy bơ phờ, mồ hôi thấm cả ra ngoài áo bảo hộ nhưng vẫn động viên nhau. Mặc đồ bảo hộ kín mít cũng khiến việc giao tiếp với người dân gặp khó khăn. "Nhất là ở khu vực rộng, đông người, chúng tôi phải cố gắng nói to nên nhanh xuống sức", anh Tài giải thích. Ngoài ra, khu vực lấy mẫu cũng nhiều công nhân, khu dân cư, dịch tễ rất phức tạp.

Trong đoàn tình nguyện viên có nhiều sinh viên. Họ tranh thủ một ngày ở nhà học, một ngày lại lên đường đi lấy mẫu. Có người nghe tin ông mất nhưng không thể về, sáng hôm sau vẫn lên đường đi chống dịch. Một cựu F0 khác không được về phòng, xin ở lại đi tình nguyện. Vợ và con trai người này ở cách đó 7 km nhưng đã lâu anh không về thăm nhà.

"Đợt dịch này nguy hiểm hơn, số ca dương tính lớn, giãn cách dài ngày bào mòn sức lực của mọi người. Giúp được từng nào thì tôi giúp, san sẻ bớt với nhân viên y tế tuyến đầu", anh Tài nói.

Chị Phương (áo bảo hộ trắng) chụp ảnh với đồng nghiệp và các bạ‌n tìn‌h nguyện viên là F0 khi xuất viện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tương tự, chị Trần Thị Phương sau khỏi bệnh đã tình nguyện tham gia chống dịch tại trung tâm y tế phường Phú An, Thuận An. Kế hoạch này được chị ấp ủ từ khi còn là F0 đang điều trị.

"Nếu không từng ở trong khu điều trị, khó ai tưởng tượng được cảnh hối hả mỗi ngày của nhân viên y tế và sức tàn phá của căn bệnh. Nhiều người đang bình thường bỗng trở nặng rồi t‌ử von‌g rất nhanh, có người nằm mãi trong ICU, dây nhợ đầy mình mà không thể liên lạc người nhà", chị nói.

Công việc đầu tiên chị Phương thực hiện trong vai trò tình nguyện viên là sàng lọc, tách F0 ra khỏi cộng đồng. Nhiệm vụ này yêu cầu tình nguyện viên phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc như khử khuẩn, bảo hộ. Khu vực lấy mẫu là vùng đỏ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, họ phải rời sang khu vực khác để ăn uống, nghỉ ngơi đảm bảo an toàn.

"Thời gian đi lấy mẫu không cố định, cứ có lịch là chúng tôi lên đường. Sáng, sau khi đến khu vực cần test, chúng tôi chia đội và đăng ký bàn. Các tình nguyện viên nhận đồ bảo hộ, que test nhanh và chuẩn bị công việc", chị Phương nói.

Tuy nhiên, do số mẫu test lớn mà nhân lực không nhiều nên đôi khi bị quá tải, nhiều người bị đuối sức. Cứ ba ngày một lần, mọi người phải xét nghiệm để phòng nguy cơ lây nhiễm. Nhiều đêm về, hai gót chân Phương đau nhức, không nhấc nổi.

Ngày 24/8, chị Phương xin vào khu cách ly ở Đại học Quốc Gia TP HCM để hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc F0. Riêng khu B1 có khoảng 500 bệnh nhân đang điều trị. Khoác bộ đồ bảo hộ kín mít, nhiều khi bị lầm tưởng là bác sĩ, chị Phương lại xua tay giải thích. Từ bệnh nhân thành người đi chăm sóc, Phương nhận thức công việc của mình, tự nhủ phải cẩn thận và làm việc bằng trái tim, chăm sóc bệnh nhân như chăm sóc cho người thân.

Phương phụ trách quản lý hai tầng, khoảng hơn 100 bệnh nhân. Mỗi ngày, cô cùng mọi người đi kiểm tra sức khỏe, đo Sp02 cho người bệnh, phát thuốc, nếu bệnh nhân mệt sẽ hướng dẫn tập thở, nằm sấp... thỉnh thoảng nói chuyện, trao đổi cho người bệnh bớt buồn. Với cô, "đây như một cách để trả ơn đối với các người đã cứu sống mình". "Tôi hy vọng những F0 đã khỏi bệnh hoặc người đã tiêm đủ hai liều vaccine, có thể cùng chung vai gánh vác với ngành y tế. Cũng hy vọng, chính quyền có thể tạo điều kiện cho nhiều F0 quay lại và góp sức trong cuộc chiến này", chị Phương tâm sự.

Phương cho rằng trở thành tình nguyện viên là cách để trả ơn và góp sức để giảm bớt áp lực lên tuyến đầu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngoài Bình Dương, hơn 1.500 F0 TP HCM cũng đã đăng ký chống dịch. Trước đó, Thứ trưởng Sơn, thay mặt Bộ Y tế phát đi lời hiệu triệu toàn bộ lực lượng y tế TP HCM, kể cả người đã về hưu và sinh viên, tình nguyện tham gia cuộc chiến với Covid-19. Đầu tháng 9, Thứ trưởng tiếp tục gửi thư kêu gọi tất cả F0 khỏi bệnh đăng ký ở bất kỳ vị trí nào, đều đáng trận trọng. Ông Sơn tin rằng sự có mặt của họ sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực, cổ vũ cho lực lượng phòng chống dịch, đặc biệt cho những bệnh nhân Covid-19.

Theo Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy F0 sau khỏi bệnh có khả năng tự bảo vệ c‌ơ th‌ể trước nCoV cao hơn rất nhiều lần so với một người chưa bị bệnh (dù tiêm đủ hai mũi vaccine). Tức là những người từng mắc bệnh, ít nhất trong vòng 6 tháng, hiếm có nguy cơ bị bệnh trở lại.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12729
  1. Bình Dương: Tỷ lệ hơn 7 bác sĩ trên một vạn dân khó đáp ứng trong bối cảnh dịch bệnh
  2. Sở Y tế Bình Dương: Hơn 47.000 F0 đang điều trị tại nhà​
  3. Người lao động ở các tỉnh quay lại Bình Dương làm việc đi tiêm vắc xin ở đâu?
  4. Bình Dương đồng loạt tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh cấp 2
  5. Gần 100% học sinh THPT ở Bình Dương được tiêm vắc xin mũi 1
  6. Số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương tăng trở lại
  7. Chi tiết cấp độ dịch của 91 xã, phường ở Bình Dương
  8. Bình Dương: Phát hiện 783 trường hợp nghi nhiễm Covid-19
  9. Bình Dương đã an toàn về Covid-19
  10. Người dân ồ ạt đi tiêm mũi 2 để thông hành, Sở Y tế Bình Dương thông báo khẩn
  11. Bình Dương thần tốc sàng lọc F0 để chuyển sang trạng thái bình thường mới
  12. Bình Dương: Những ai được phép ra đường từ ngày 22/9?
  13. Bình Dương lên kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 cho người dân
  14. Bình Dương dự kiến ‘mở cửa có chọn lọc’ từ sau 31/10
  15. “Bình Dương đã cơ bản kiểm soát được Covid-19”
  16. Bình Dương: Số ca mắc Covid-19 khỏi bệnh xuất viện tăng
  17. Thu hẹp vùng đỏ, Bình Dương dần vào lộ trình về “bình thường mới”
  18. Chủ tịch Bình Dương “tiết lộ” kế hoạch lưu thông trên phạm vi toàn tỉnh
  19. Bình Dương coi giấy xác nhận tiêm vaccine như một phần của thẻ xanh
  20. Từ 20/9 người dân Bình Dương được phép lưu thông trong toàn tỉnh
  21. Bình Dương cho phép F0 khỏi bệnh lưu thông giữa các huyện “vùng xanh”
Video và Bài nổi bật