Kim tự tháp Maya khổng lồ “trỗi dậy” sau thảm họa diệt vong khủng khiếp bậc nhất lịch sử: Rất linh thiêng!

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mất 80 năm để xây dựng, kim tự tháp đặc biệt này là dấu ấn cho sự ’hồi sinh’ mãnh liệt của người Maya cổ đại.
Kim tự tháp Maya khổng lồ “trỗi dậy” sau thảm họa diệt vong khủng khiếp bậc nhất lịch sử: Rất linh thiêng!
Các cuộc khai quật đã tìm thấy cầu thang chính (trái) và cấu trúc bằng đá được xây dựng trên trầm tích từ vụ phun trào Tierra Blanca Joven (giữa và phải) (Ảnh: Daily Mail)

Một kim tự tháp Maya ở El Salvador có tên Campana được xây dựng sau một vụ thảm hỏa núi lửa khổng lồ. Vụ phun trào Tierra Blanca Joven vào năm 539 tại núi lửa Ilopango là vụ phun trào lớn nhất ở Trung Mỹ trong 10.000 năm qua.

Người ta cho rằng nó đã giải phóng khoảng 55 tỷ mét khối magma vào không khí, bao phủ khu vực xung quanh trong lớp trầm tích dày khoảng 0,5 mét. Nhà khảo cổ học Akira Ichikawa của Đại học Colorado Boulder đã nghiên cứu kim tự tháp Campana.

Phân tích của ông cho thấy kim tự tháp được xây dựng vào khoảng thời gian 5 – 30 năm sau sự kiện kinh hoàng và mất đến 80 năm để hoàn thành.

Nghiên cứu cho thấy kim tự tháp được xây dựng để ứng phó với thiên tai. Nó có thiết kế giống như những ngọn núi và trong thế giới quan của người Mesoamerican, đây là một biểu tượng rất linh thiêng.

Tiến sĩ Ichikawa giải thích: "Do mức độ thảm khốc của vụ phun trào Tierra Blanca Joven, các học giả cho rằng nhiều địa điểm đã bị bỏ hoang và phải mất một thời gian dài để sự sống quay trở lại các khu vực bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, thời gian và quy mô của kim tự tháp Campana cho thấy rằng mọi người nhanh chóng quay trở lại nơi đã bị tàn phá bởi núi lửa và biến nó thành trung tâm trong khu vực.

Kim tự tháp Campana có cấu trúc hình chóp quen thuộc, chiều cao khoảng 13 mét và được xây dựng trên đỉnh một nền đất cao 7 mét. Tổng thể cấu trúc có thể tích khoảng 33.000 mét khối khiến nó trở thành cấu trúc lớn nhất trong thung lũng vào thời điểm đó.

Chuyên gia khẳng định, các phân tích mới về kim tự tháp đã chỉ ra rằng người Maya cổ đại đã trộn các khối đá cắt và đất với các khối được chạm khắc từ tephra (một loại đá do núi lửa phun ra). Cấu trúc của Campana đã chứng tỏ rằng người Maya cổ đại có khả năng xây dựng lại từ đống tro tàn của sự hủy diệt.

Mô hình 3D của kim tự tháp Campana (Ảnh: Daily Mail)

Bên cạnh chức năng tôn giáo, Tiến sĩ Ichikawa tin rằng việc xây dựng kim tự tháp Campana còn có mục đích phục vụ một chức năng xã hội. Theo nghiên cứu, kim tự tháp còn được dùng làm nơi trú ẩn dành cho những người sống sót sau khi núi lửa phun trào.

Bên cạnh đó, việc tạo ra một công trình tầm cỡ còn giúp những người cai trị Maya củng cố địa vị và quyền lực của họ. Thảm họa núi lửa trước đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy thế của họ trong lòng người dân.

Giả thuyết này cũng có thể giải thích tại sao một loạt công trình tương tự được thực hiện vào khoảng năm 620 sau vụ phun trào núi lửa thứ hai từ Loma Caldera chỉ cách San Andrés 6 km về phía bắc. Theo Tiến sĩ Ichikawa, cấu trúc Acropolis nhỏ hơn nhưng được cho là phức tạp hơn ở San Andrés có khả năng được xây dựng sau vụ phun trào Loma Caldera.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật