Thơm thảo tấm lòng người mẹ từng nhặt thức ăn thừa nuôi 2 con nhỏ: Con em đã có bữa no, xin nhường người khác

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tấm chân tình của mọi người, cả đời này em ghi lòng tạc dạ. Hiện tại em đã nhận được nhiều quà, mong rằng mọi người có thể san sẻ đến những hoàn cảnh khó khăn khác”
Thơm thảo tấm lòng người mẹ từng nhặt thức ăn thừa nuôi 2 con nhỏ: Con em đã có bữa no, xin nhường người khác
Ảnh minh họa

Giãn cách xã hội, dịch bệnh đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người. Đặc biệt là với những lao động ngoại tỉnh kẹt lại ở TP.HCM. Khó có thể hình dung được cảnh người mẹ nhặt thức ăn thừa nuôi con trong những ngày đường phố không một bóng người. Nhưng thật may mắn bởi mảnh đất phương Nam vốn hào sảng, con người dù lâm vào hoàn cảnh khó khăn cùng cục vẫn mở rộng vòng tay và tấm lòng để giúp đỡ những người yếu thế hơn mình. Hai em bé con chị Đinh Thị Hồng H. từ nay đã có những bữa ăn tươm tất hơn, không đau bụng hay đi ngoài vì thức ăn thừa mẹ nhặt về nữa.

Câu chuyện về người mẹ nhặt thức ăn thừa nuôi con cách đây vài ngày đã khiến nhiều cư dân mạng thương cảm. Em đọc trên Vietnamnet thì chị H. vốn quê ở Đắk Lắk. Cách đây 5 năm, chị Hoàng vào Sài Gòn mưu sinh bằng xe bánh mì dạo. dịch bùng phát, chồng chị kẹt lại trong khu công nghiệp, chị thất nghiệp, ở nhà trọ chăm 2 con nhỏ. Con lớn 4 tuổi, con nhỏ 20 tháng. Căn nhà trọ quây bằng tôn nơi mẹ con chị trú ngụ vô cùng xập xệ. Lúc nóng thì ran cả người, lúc mưa xuống thì gió lùa lạnh từng cơn. Dẫu vậy, suốt 4 tháng thất nghiệp, điều khiến người mẹ lo lắng nhất là hai đứa con phải chịu đói, không có gì ăn uống.

Thành phố thực hiện giãn cách, mẹ con chị được nhận gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng cùng ít lương thực, thực phẩm của địa phương. Thế nhưng thời gian giãn cách kéo dài, sự hỗ trợ không đủ để xoay sở suốt 4 tháng ròng rã. Tiền chồng chị gửi về cũng chỉ đủ trả tiền thuê trọ, tiền điện, tiền nước. Giữa chốn đô thị đắt đỏ đang bị dịch hoành hành, số tiền và chút lương thực ít ỏi không đủ dùng trong 4 tháng, mẹ con chị bắt đầu lâm vào cảnh túng quẫn.

Thương con, cứ vài ba ngày chị H. tìm đến những người bán thịt, rau, hỏi xin đồ ăn thừa đã bỏ đi về cho con. Nhặt nhạnh những gì còn lành lặn, chị đem nấu lên cho các con. Vì ăn đồ cũ, nhiều lúc con nhỏ đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Chị H. cũng đứt ruột thương con nhưng nếu không ăn, mấy mẹ con sẽ không chịu nổi. Nồi cháo nấu với thịt ế, rau dền dại vặt gần nhà trọ của 3 mẹ con ít ra cũng xua được cơn đói cồn cào. Người lớn thì sao cũng được, nhưng trẻ con mùa này quanh quẩn trong nhà đã cuồng chân, thêm cái ăn không được đủ đầy như lúc bình thường. Những người lao động nghèo tìm đến thành phố lớn nuôi hy vọng, nhưng dịch bệnh khiến họ không thể trở về quê nhà.

Bữa ăn của 2 bé con đã có thịt có rau

Sau khi hoàn cảnh của mẹ con chị H. được chia sẻ thì nhiều tấm lòng thơm thảo đã tìm đến giúp đỡ mẹ con chị. Do quy định giãn cách nên dù không gặp trực tiếp thì bằng cách này hay cách khác, những con người giàu lòng nhân ái đã san sẻ với chị H. ít cơm, gạo, sữa, tôm thịt… Chị thật thà cho biết mình đã rất xúc động khi được rất nhiều người gửi quà, từ lương thực, thực phẩm đến quần áo, đồ chơi cho các con. Bữa ăn của hai bé đã có miếng thịt thơm ngon, tươi giòn. Chị H. cũng không lo con bị chột bụng nữa. Không chỉ gửi quà, có người còn gọi điện thoại, động viên chị giữ gìn sức khoẻ, cố gắng vượt qua khó khăn để chăm sóc và nuôi dạy con. Người mẹ không dám tin rằng mình được nhiều người thương yêu, quan tâm đến thế. Họ là những người hoàn toàn xa lạ, cũng gặp khó khăn vì cô Vi, cũng tất tả chuyện cơm áo gạo tiền. Nhưng dẫu khó khăn thì người Sài Gòn vẫn sẵn sàng san sẻ cho những người yếu thế hơn mình.

“Tấm chân tình của mọi người, cả đời này em ghi lòng tạc dạ. Hiện tại em đã nhận được nhiều quà, mong rằng mọi người có thể san sẻ đến những hoàn cảnh khó khăn khác”

Không còn cảnh mẹ rơi nước mắt nhặt thức ăn thừa nuôi con nữa, bữa ăn hàng ngày của 3 mẹ con chị H. đã có rau có thịt. Và đáng quý hơn nữa là chị mong rằng sẽ nhường sự giúp đỡ của các mạnh thường quân cho những hoàn cảnh khó khăn khác.Với chị, điều quan trọng nhất là 2 con có bữa ăn đàng hoàng. Nhịp sống bình thường sẽ sớm quay trở lại, để những người lao động như chị tiếp tục nuôi hi vọng trên mảnh đất mơ ước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật