Đắk Nông: Nỗ lực hình thành hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với sự gia tăng nhanh chóng về số ca bệnh, ngành y tế Đắk Nông đã chủ động, linh hoạt triển khai các cơ sở cách ly tập trung và điều trị bệnh nhân Covid-19. Các phương án cách ly, điều trị được chuẩn bị phù hợp với dự báo tình hình diễn biến dịch bệnh.
Đắk Nông: Nỗ lực hình thành hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19
Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Khu cách ly tập trung của tỉnh

Chủ động các phương án điều trị

Theo bác sĩ Trần Quang Hào, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế, để đáp ứng yêu cầu điều trị cho số bệnh nhân trên địa bàn, từ một cơ sở điều trị ban đầu là bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 40 giường bệnh, hiện toàn tỉnh đã có thêm 7 cơ sở điều trị Covid-19 khác.

Về trang thiết bị, được Bộ Y tế và doanh nghiệp hỗ trợ, hiện toàn tỉnh đã có 99 máy thở. Trong đó bệnh viện Đa khoa tỉnh 22 máy; Trung tâm Y tế các huyện: Tuy Đức 7 máy, Krông Nô 10 máy, Đắk Song 8 máy, Đắk R’lấp 11 máy, Đắk Glong 15 máy, Đắk Mil 15 máy, Cư Jút 11 máy.

Hiện nay, tình hình dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn đang ở cấp độ 1. Cụ thể, số trường hợp mắc Covid-19 đến 300 người và số người cần cách ly y tế tập trung là 4.000 đến 7.000 người. Vì vậy, đối với bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, nhẹ và vừa, tỉnh thành lập bệnh viện d‌ã chi‌ến số 1 tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong với quy mô 160 giường bệnh.

Ngoài ra Trung tâm Y tế các huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R’lấp, Cư Jút được Sở Y tế giao 20 giường bệnh/1 trung tâm, tổng cộng 80 giường bệnh. bệnh xá Công an tỉnh có 30 giường bệnh thu dung bệnh nhân tại địa bàn TP.Gia Nghĩa. Đối với bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, bệnh viện Đa khoa tỉnh chuẩn bị 40 giường bệnh.

Tuy nhiên, trước sự gia tăng nhanh của số ca mắc Covid-19 và dự báo dịch bệnh tiếp tục phức tạp, khó lường, ngành y tế Đắk Nông đã xây dựng phương án các cơ sở điều trị phải đáp ứng nhu cầu tối đa cấp độ thu dung điều trị đến 1.000 giường bệnh. Trong đó một số cơ sở điều trị phải được đầu tư, trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, để góp phần tăng cường năng lực điều trị, giảm nguy cơ t‌ử von‌g của bệnh nhân nặng.

Theo đó nếu dịch diễn biến theo cấp độ 2, tức số trường hợp mắc Covid-19 từ trên 300 người đến 700 người và số người cần cách ly y tế tập trung là 7.000 đến 14.000 người thì ngoài số giường hiện đã bố trí ở cấp độ 1, tỉnh sẽ thêm 400 giường bệnh.

Khi đó, đối với bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, nhẹ và vừa, Trung tâm Y tế các huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R’lấp, Cư Jút được giao thêm 20 giường bệnh/1 trung tâm. Riêng Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil là 40 giường bệnh, với tổng số tăng thêm 160 giường bệnh.

Cùng đó, ngành y tế tỉnh sẽ phối hợp Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập bệnh viện d‌ã chi‌ến tại Trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh ở xã Trường Xuân (Đắk Song) với quy mô 200 giường.

Trong tình huống dịch diễn biến theo cấp độ 3, tức là số trường hợp mắc Covid-19 từ trên 700 người trở lên đến 1.000 người (trong đó 10% giường cho bệnh nặng và nguy kịch) và số người cần cách ly y tế tập trung là 14.000 đến tối đa khoảng 20.000 người thì ngoài số giường hiện có ở cấp độ 2 sẽ tăng thêm 300 giường bệnh.

Cụ thể, đối với bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, nhẹ và vừa, ngành y tế sẽ thành lập các bệnh viện d‌ã chi‌ến số 2 tại Đắk Mil với việc trưng dụng Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil quy mô 170 giường; đồng thời thành lập thêm Khu điều trị Covid-19 tại Đại đội bộ binh 1 với quy mô 100 giường bệnh.

Đối với bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, ngoài 40 giường bệnh đã bố trí, bệnh viện Đa khoa tỉnh được giao chuẩn bị thêm 30 giường.

Lãnh đạo Sở Y tế cho rằng, khi số ca mắc từ 1.000 giường bệnh trở lên, lúc đó sẽ có phương án riêng, phù hợp hơn nữa. Tuy nhiên, tổng cộng chung là ngành xây dựng kịch bản điều trị phải đáp ứng 1.000 giường bệnh. Trong đó 100 giường bệnh dành cho F0 nặng và nguy kịch: 900 giường bệnh dành cho điều trị F0 không triệu chứng, nhẹ, vừa trung bình.

Áp dụng điều trị phân tầng

Bên cạnh đó, áp dụng kinh nghiệm điều trị ở các tỉnh, thành phía Nam, nhất là TP.HCM, ngành Y tế sẽ áp dụng điều trị theo mô hình "tháp 3 tầng" để nâng cao năng lực thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Việc phân tầng điều trị theo mô hình "tháp 3 tầng" nhằm quản lý các trường hợp F0 chặt chẽ, phù hợp với diễn biến của bệnh.

Qua đó, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ; xử lý kịp thời các trường hợp F0 có bệnh nền, diễn biến nặng, phải hồi sức, hạn chế t‌ử von‌g. Đây là cách thích ứng với diễn biến của dịch bệnh trong thời điểm hiện nay.

Việc phân tầng điều trị F0 còn là cách để ngành Y tế giảm áp lực cho nhân viên y tế, không dàn trải quá mức trang thiết bị lẫn nhân lực. Bởi, mỗi một tầng sẽ được bố trí trang thiết bị và nhân viên y tế chuyên ngành điều trị phù hợp nhất để điều trị có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các cơ sở y tế phải nâng cao năng lực xét nghiệm sàng lọc hiệu quả hơn, kịp thời tách F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời điều trị tích cực hơn, giảm bệnh nhân F0 chuyển đến các tầng điều trị cao hơn và tuyệt đối không để bệnh nhân Covid-19 t‌ử von‌g.

Đồng thời Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện nghiêm song hành 2 nhiệm vụ. Đó là phòng, chống dịch Covid-19 và khám chữa bệnh cho nhân dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh và người nhà, cho cán bộ, nhân viên y tế; thiết lập môi trường bệnh viện thật sự an toàn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật