Thích ứng an toàn và linh hoạt, Đà Nẵng có nên thực hiện cách ly F1 tại nhà?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành phố Đà Nẵng hiện có 16 cơ sở cách ly tập trung, tính đến trưa 8/11, đang thực hiện cách ly tập trung 1.042 người. Việc cách ly tập trung F1 tại các cơ sở cách ly tập trung dẫn đến tình trạng quá tải, áp lực đối với ngân sách nhà nước.
Thích ứng an toàn và linh hoạt, Đà Nẵng có nên thực hiện cách ly F1 tại nhà?
Khi phát hiện ca mắc Covid-19, Đà Nẵng lập tức khoanh vùng, truy vết lấy mẫu xét nghiệm.

Mấy ngày gần đây, mỗi ngày thành phố Đà Nẵng ghi nhận từ 10 đến 20 ca dương tính với SARS-CoV-2. Thành phố đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhưng nhiều địa phương tại Đà Nẵng khi phát hiện ca F0 thì ngành y tế quận, huyện vẫn truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng như cách làm trước đây, gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Thành phố Đà Nẵng hiện có 16 cơ sở cách ly tập trung, tính đến trưa 8/11, đang thực hiện cách ly tập trung 1.042 người. Việc cách ly tập trung F1 tại các cơ sở cách ly tập trung dẫn đến tình trạng quá tải, áp lực đối với ngân sách nhà nước.

Ngày 2/11, khi phát hiện 2 nhân viên tại Nhà hàng Lê Gia 2 dương tính với SARS-CoV-2, chính quyền địa phương đã nhanh chóng phong tỏa, truy vết và đưa hơn 70 nhân viên trong Nhà hàng này cùng với gần 30 người liên quan đi cách ly tập trung tại khách sạn. Đến ngày 8/11, hơn 100 người liên quan đến 2 nhân viên Nhà hàng Lê Gia 2 vẫn được cách ly tập trung. Cả 2 nhân viên này đều khỏe mạnh và không có bất cứ triệu chứng gì, hiện vẫn đang cách ly điều trị tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Toàn bộ những người liên quan đã cách ly đến ngày thứ 7, qua 2 lần xét nghiệm PCR đều âm tính với SARS-CoV-2.

Ông Lê Thanh Tuấn, Giám đốc chuỗi Nhà hàng Lê Gia cho biết, ông không thuộc diện phải đi cách ly tập trung nhưng do nhân viên đi cách ly quá đông nên ông cũng tình nguyện vào ở cùng anh em để trấn an tinh thần mọi người.

Ông Tuấn mong muốn, trong điều kiện thích ứng linh hoạt hiện nay, cần rút ngắn thời gian cách ly tập trung tại khách sạn: "Quy định của nhà nước như thế nào thì chúng tôi thực hiện theo và không có ý kiến gì. Có điều, thời gian kiểm tra có thể xem xét rút ngắn lại. Qua đó, xem ai âm tính mà không có vấn đề nghi ngờ gì thì sàng lọc cho họ về. Điều này giúp giảm tải cho y tế và một phần là giúp cho tinh thần của mọi người vì trong khu cách ly vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây chéo".

Đến trưa 8/11, quận Sơn Trà đã ghi nhận 54 ca mắc Covid-19. Hiện quận này đang thực hiện cách ly tập trung 380 trường hợp F1. Các cơ sở cách ly được trưng dụng, huy động thực hiện tập trung là khách sạn Riverside, trường THCS Lê Độ cơ sở 2 và Trung tâm Giáo dục thường xuyên cơ sở 2. Cứ mỗi khi phát hiện ca F0 là quận cho cách ly tập trung F1 nên các khu cách ly tập trung tại địa phương này đã quá tải, lãnh đạo quận Sơn Trà lại đề nghị thành phố hỗ trợ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, quận cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động cơ sở cách ly tập trung. Bởi hiện nay, các trường học đều chuẩn bị đón học sinh trở lại trường, không thể trưng dụng làm khu cách ly tập trung như trước đây.

"Hiện nay, các cơ sở cách ly tập trung của các quận huyện rất khó khăn. Cho nên, quận báo cáo Ban Chỉ đạo để Ban Chỉ  đạo có ý kiến về việc này. Đồng thời cũng đề nghị các đơn vị, các doanh nghiệp phải có phương án cách ly tập trung để cách ly F1. Nếu có nhiều ca F0 thì thành phố không có chỗ cách ly tập trung, rất khó khăn cho các địa phương, các quận huyện", ông Huy nói.

Ông Trần Văn Tỵ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng cho biết, mấy ngày gần đây, qua xét nghiệm sàng lọc, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Khu Công nghiệp Liên Chiểu phát hiện 3 ca mắc Covid-19; Công ty Long Khải, Khu Công nghiệp An Đồn phát hiện 1 ca mắc Covid-19. Những người này đều không có triệu chứng và nồng độ virus rất thấp. Trong khi đó, 100% công nhân ở 2 doanh nghiệp này đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị cho các trường hợp F1 được cách ly tại nhà. Các trường hợp F liên quan, Công ty sẽ thực hiện “3 tại chỗ”, 3 ngày xét nghiệm một lần.

Theo ông Trần Văn Tỵ, chỉ 1 doanh nghiệp phát sinh ca F0 như Công ty Cao su Đà Nẵng, ngành Y tế truy vết 100 ca F1 và F liên quan. Ông Trần Văn Tỵ cho rằng, nếu cách ly toàn bộ số công nhân này trong thời gian 14 ngày thì số tiền nhà nước bỏ ra là không nhỏ.

Khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Hòa Cầm quận Cẩm Lệ được trưng dụng làm khu cách ly tập trung từng là nơi lây nhiễm chéo cho rất nhiều F1.

Ông Tỵ chia sẻ: "Hiện nay 100% công nhân ở các khu công nghiệp đã được tiêm mũi 1, gần 60% công nhân đã được tiêm 2 mũi . Vì vậy, khi phát hiện ca F0 trong doanh nghiệp thì việc truy vết các F liên quan, F1, việc khoanh vùng... phải thực sự hạn chế và quy mô nhỏ nhất, chư không nên như trước đây là trên tinh thần “loại” F0 ra khỏi cộng đồng, rất là khác. Cho nên tôi cũng đề nghị y tế các quận huyện cần xem lại cách truy vết, khoanh vùng F1. Mình đã đồng ý chung sống với Covid mà cứ khoanh vùng, truy vế, cách ly như trước đây thì tôi nghĩ ngân sách sẽ gánh nặng rất là nhiều".

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã từng yêu cầu các địa phương, đơn vị phải phân biệt rõ việc tiêm chủng 2 mũi hay 1 mũi với việc cách ly rộng hay hẹp. Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, thành phố đã có các văn bản hướng dẫn cách ly rất đầy đủ. Quan điểm của UBND thành phố là thực hiện trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Về lâu dài, khi xác định chung sống an toàn với dịch bệnh thì phải tính toán phù hợp với thực tế chứ nếu cách ly F1 tập trung hết thì mỗi ngày ngân sách phải chi 120.000 đồng tiền ăn cho 1 người, rồi bao nhiêu khoản chi phí khác mà kéo dài như thế thì ngân sách không thể chịu nổi.

Bà Yến nói: "Chúng ta cứ cách ly điều trị tập trung thì ngân sách sẽ cạn kiệt, tiền ăn, tiền ở, với cơ sở điều trị. Trong khi đó, chúng ta đã tiêm chủng hết 98% rồi. Thứ hai nữa là chúng ta đã có các phương tiện điều trị, đặc biệt là tác dụng điều trị của thuốc kháng virus đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Có thể nói chúng ta có rất nhiều công cụ và nhiều vũ khí để chúng ta đổi trạng thái mới. Tôi đề nghị các quận, huyện từng bước tiếp cận theo hướng như vậy, theo Nghị quyết 128 cũng như Quyết định 4800 của Bộ Y tế chứ còn nếu không thì mình không chịu nổi đâu".

Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, thành phố Đà Nẵng nên tăng cường thực hiện cách ly F1 tại nhà và tiến tới điều trị F0 không triệu chứng tại nhà như một số tỉnh, thành khác đang thực hiện.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12877
  1. Đường phố Đà Nẵng đông đúc trở lại trong ngày đầu chuyển sang trạng thái mới
  2. Người nơi khác vào TP.Đà Nẵng cần đảm bảo điều kiện gì, khai báo thế nào?
  3. Người đang ở vùng thực hiện Chỉ thị 15, 16 không được vào Đà Nẵng
  4. Những ai được vào Đà Nẵng thời điểm này?
  5. Quy định mới nhất người dân di chuyển vào TP Đà Nẵng cần biết
  6. Ngày đầu mở lại các hoạt động, Đà Nẵng chưa xử phạt người vi phạm
  7. Các điểm bán hàng ở Đà Nẵng sẵn sàng mở cửa hoạt động trở lại
  8. Đi từng nhà lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 17.000 người dân TP Đông Hà
  9. Từ 30/9: Đà Nẵng mở lại hoạt động tắm biển, cơ sở lưu trú...
  10. Đà Nẵng triển khai tiêm vaccine Pfizer cho hơn 2.000 thai phụ
  11. 8 nhóm hoạt động được mở, 7 nhóm vẫn cấm theo chỉ thị mới ở Đà Nẵng
  12. Đà Nẵng: Những hoạt động được mở lại từ ngày 30.9
  13. Đà Nẵng mở lại tiệm cắt tóc, chợ truyền thống, tắm biển theo giờ
  14. CHÍNH THỨC: Từ 30/9 Đà Nẵng cho phép mở tiệm cắt tóc, tắm biển, đi chợ, ra vào thành phố
  15. Đà Nẵng: Sẽ ban hành Chỉ thị nới lỏng giãn cách, thực hiện từ 0 giờ ngày 30-9
  16. Đà Nẵng mở thêm nhiều hoạt động từ 0h ngày 30/9
  17. Từ 0 giờ ngày 30-9, Đà Nẵng mở cửa các hoạt động, dịch vụ
  18. Đà Nẵng: Chuẩn bị chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”
  19. Ngày 27-9, Đà Nẵng có 1 ca mắc Covid-19 đã được cách ly
  20. Người dân Đà Nẵng được cấp và sử dụng mã QR Code để tham gia các hoạt động
  21. Đà Nẵng: Thêm “quận xanh” thứ 3, chưa áp dụng Chỉ thị 15
Video và Bài nổi bật