Lão nông kể chuyện vạch trần sai phạm trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Suốt năm năm, ông Phạm Tấn Lực thu thập chứng cứ, đưa ra ánh sáng việc thi công ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo; kết quả là 36 người sai phạm đã bị Pháp Luật xử lý.
Lão nông kể chuyện vạch trần sai phạm trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Ông Phạm Tấn Lực luôn giữ kỹ các bài báo phản ánh sai phạm trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh: THANH NHẬT

Đầu tháng 12-2021, lão nông Phạm Tấn Lực đã rời quê Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đến TP Đà Nẵng làm công việc bảo vệ.

Ông Lực là người đã liên tục gửi bằng chứng tố cáo những sai phạm của nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) tại gói thầu A3 thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Kết quả là vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu này đã bị khởi tố. TAND TP Hà Nội vừa đưa vụ án với 36 bị cáo ra xét xử sơ thẩm, đang nghị án kéo dài, sẽ tuyên án vào chiều 6-12.

Năm năm giám sát việc thi công cao tốc

Ông Lực 62 tuổi, dáng người thấp nhỏ, nước da ngăm đen cùng phong cách khác biệt, quần dài, áo thun vận thùng. Chưa kể xong chuyện rời quê lên phố, ông đã nhắc ngay đến đại án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Nhớ lại cái duyên với nghề “giám sát”, ông kể từ năm 2008, vợ lâm bệnh. Cứ vài tháng hai vợ chồng ông lại ra Hà Nội chữa bệnh. Mỗi chuyến đi chi phí tầm 6 triệu đồng. Nhiều năm liền đi theo chăm vợ, công việc thầu xây dựng của ông ở quê cũng dần mất.

Năm 2014, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi triển khai thi công, đi ngang huyện Bình Sơn quê ông. Nhờ đó, nhiều người có được việc làm; người lái xe, người làm công nhân. Còn ông, tuổi cao nên chỉ xin một chân bảo vệ cho nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) thi công gói thầu A3 (giai đoạn 2). Thu nhập tạm đủ cho gia đình trang trải cuộc sống, chữa bệnh cho vợ.

Tuy nhiên, công việc chưa được bao lâu thì ông phát hiện nhà thầu thi công ẩu. Ông hỏi công nhân thì họ nói làm theo chỉ đạo. Ông hỏi nhà thầu thì được trả lời làm đúng quy định. Cứ nhiều lần như vậy, ông bị người của nhà thầu theo dõi ngược lại. Không hài lòng, ông quyết gửi đơn tố cáo khắp nơi.

“Tất cả đơn đều không có hồi âm từ cơ quan chức năng. Tôi đến Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi gặp giám đốc nhưng ổng cũng né tránh, không gặp, điện thoại mấy số cũng không bắt máy” - ông Lực kể.

Sau đó, ông nghỉ việc nhưng quyết tâm tố cáo sai phạm vẫn nguyên vẹn. Ông xin làm bảo vệ cho một công ty ở gần nơi thi công gói thầu A3 để vừa làm việc vừa theo dõi nhà thầu Giang Tô.

“Tháng lương đầu tiên tôi dành 3,8 triệu đồng mua máy. Đêm làm bảo vệ, ngày lên coi họ thi công rồi chụp ảnh. Tiền lương mấy tháng trời cũng đủ để... rửa ảnh. Thế nhưng ảnh gửi ra ngoài trung ương mà không thấy ai trả lời” - ông nhớ lại.

Đến khi nghỉ việc bảo vệ ở công ty nọ, ông vẫn tiếp tục công việc giám sát. Không có tiền rửa ảnh, ông nhờ con cháu, những người trẻ tuổi chuyển ảnh vào máy tính. Hàng ngàn tấm ảnh minh chứng cho việc nhà thầu thi công sai phạm được lưu giữ, chờ ngày phơi bày được những khuất tất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật