Chuyện phi lý của người đàn ông rao bán mạng sống

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhân vật Yamada Hanio trong “Bán mạng“ là người trẻ, đẹp trai, làm nghề viết quảng cáo. Anh cảm thấy cuộc đời vô nghĩa và đăng bản tin rao bán mạng sống của mình.
Chuyện phi lý của người đàn ông rao bán mạng sống
Nhà văn Yukio Mishima. Ảnh: Nippon.

Dù bị gắn mác là sách kiếm cơm, "Bán mạng" vẫn mang đến những chiêm nghiệm giá trị, đủ khiến cho giới phê bình bàn luận tới ngày nay.

Hình ảnh nhà văn trong tác phẩm

Nhà văn Mishima ngoài các tác phẩm ông để lại còn nổi tiếng vì đã tự kết liễu cuộc đời mình vào năm 1970. Yukio Mishima một mực tôn sùng nền quân chủ phong kiến.

Sau khi chiến tranh kết thúc, người Mỹ xuất hiện trên khắp nước Nhật lấy cớ ngăn chặn sự trỗi dậy của mầm mống phá‌t xí‌t, tước quyền sở hữu quân đội. Không thể chịu đựng được nỗi nhục ấy, Yukio Mishima đến trước Cục Phòng vệ Nhật Bản diễn thuyết, kêu gọi người dân đứng lên kháng chiến. Sau đó, ông rút kiếm ra và thực hiện nghi lễ mổ bụng seppuku.

Bán mạng gây xôn xao vì hình ảnh Yukio Mishima ẩn hiện trong tác phẩm. Một người đàn ông cảm thấy bất mãn trước xã hội hiện đại; tìm kiếm hướng giải thoát khỏi chủ nghĩa tư bản nay đã vượt quá tầm kiểm soát; dĩ nhiên có cả nỗi ám ảnh về cái chết.

Nhân vật chính của Bán mạng là Yamada Hanio, một người viết quảng cáo. Anh này cũng muốn t‌ּự t‌ּử, nhưng vì những lý do kém hợp lý hơn so với tác giả cuốn sách. Đúng ra, nhân vật này muốn chết mà chẳng có lý do, chẳng có động lực nào hết.

“Nếu buộc phải đưa ra lý do, anh chỉ có thể nói rằng bởi mình hoàn toàn chẳng có lý do gì để t‌ּự t‌ּử nên mới t‌ּự t‌ּử", trích nội dung sách.

Thế rồi, Yamada Hanio bỏ việc và đăng quảng cáo trên mục tìm việc làm: “Tôi bán mạng. Cứ dùng nó như bạn muốn. Tôi là một người đàn ông 27 tuổi. Tôi sẽ giữ bí mật tuyệt đối và không gây phiền hà gì”.

Sách Bán mạng. Ảnh: Minh Hùng.

Lần lượt từng vị khách tìm đến Yamada Hanio, anh đều hoàn thành yêu cầu của họ nhưng vẫn không chết được. Khách hàng đầu tiên tới gõ cửa là một ông già có vợ ngoại tình, muốn Hanio quyến rũ vợ mình, sao cho tình địch bắt gặp và sẽ giết cả hai. Mỗi khách hàng sau lại dẫn đến những chuyện quái đản và lố bịch hơn trước.

Vốn đã đầu hàng trước sự phi lý, Yamada Hanio sẵn lòng chiều theo mọi yêu cầu quái dị của khách hàng. Câu chuyện vừa đen tối vừa hài hước, châm biếm dường như chỉ là bề nổi cho lời tố cáo gay gắt dành cho xã hội. Tác phẩm có đoạn: "Cuộc sống mới này cũng trống rỗng làm sao, giống như một căn phòng không có đồ đạc vậy".

Qua đó, nhà văn Yukio Mishima bày tỏ nỗi tiếc nuối những giá trị văn hóa lãng mạng xưa (vốn được ca ngợi nhiều trong các tác phẩm trước của ông như Lời tự thú của chiếc mặt nạ, Khao khát yêu đương, Tiếng triều dâng…).

Các bình phẩm sâu cay của Mishima dành cho nước Nhật khi ấy vừa ẩn lại vừa hiện. Hầu như ở chương nào ông cũng gài vào một câu châm chọc. Ví dụ, Hanio khi đọc tờ báo chiều, uể oải đánh rơi tờ báo; một con gián đậu lên tờ báo ấy. Lúc Hanio cầm tờ báo lên, con gián bỗng “phóng đi với sức mạnh phi thường và lẫn vào giữa những giòng chữ in trên báo… bỗng tất cả chữ mà anh định đọc đều biến thành gián”. Hanio bừng tỉnh, buột miệng: "A, cuộc đời đã trở thành một hệ thống như thế này".

Bán mạng hiện lên như một phiên bản chân thật nhất đại diện cho tư tưởng Mishima. Ảnh: H.C.

Hài kịch đen thâm sâu

Nhà phê bình James Smart của tờ Guardian cho rằng cuốn tiểu thuyết nhỏ này chính là một câu chuyện siêu thực phê bình sâu sắc xã hội lạc lối đương thời.

Trong bài đăng trên The Spectator, Andrew Taylor ca ngợi cuốn tiểu thuyết mang tính hiện sinh, cho rằng cuốn sách có tiền đề lôi cuốn và Yukio Mishima đã khéo léo phát triển câu chuyện một cách tương xứng.

Tờ Publishers Weekly cũng đánh giá cao cuốn tiểu thuyết: "Những hiểu biết sâu sắc của Mishima về thách thức trong cuộc sống Nhật Bản thời hậu chiến được xâu chuỗi trong tác phẩm một cách xuất sắc".

Trong tác phẩm, Mishima có đưa vào một tình tiết thoạt nhìn có vẻ tếu táo:

“Có điều gì cậu muốn nhờ tôi làm sau khi chết không?”

“Không, chẳng có gì cả. Tôi cũng không cần đám tang rình rang hay mộ phần to đẹp. Tuy nhiên, tôi luôn muốn nuôi một con mèo Xiêm nhưng do hơi phiền phức nên chưa có cơ hội làm điều đó. Vì thế, sau khi chết, tôi sẽ rất biết ơn nếu ông thay tôi nuôi một con mèo Xiêm. Trong hình dung của tôi, sữa cho mèo sẽ không đựng trong cái đĩa bình thường mà mong ông hãy cho vào chiếc muỗng lớn. Sau khi nó nhóp nhép uống được một, hai ngụm rồi, tôi muốn ông hất nhẹ cái muỗng lên và mặt con mèo sẽ ngập đầy sữa. Nhất định ông hãy làm việc đó mỗi ngày một lần. Đây là một điều quan trọng nên mong ông đừng quên".

Ở tình tiết này, Yukio Mishima cũng không quên gài cắm ý châm chích thâm sâu tới thể chế lúc bấy giờ.

Dù nội dung tiểu thuyết có vẻ phi lý, nhưng Bán mạng hiện lên như một phiên bản chân thật nhất đại diện cho tư tưởng Mishima. Bởi lẽ, nhân vật Hanio được khắc họa hoàn toàn thụ động, không hề có mong muốn đấu tranh. Điều đó cởi bỏ mọi bộ giáp phòng ngự của nhân vật, để lại anh ta với những mong muốn trần trụi, với nỗi ám ảnh cái chết, với linh hồn Mishima.

Bán mạng khiến cho người đọc phải bối rối truy tìm lý do trong những tình tiết phi lý. Bên cạnh đó, độc giả vẫn thấy được thoáng hoài niệm lãng mạn Yukio Mishima tri ân tới những giá trị cổ xưa của Nhật Bản.

“Anh đã dồn hết nỗ lực để nhanh chóng đến với cái chết. Nhưng ở đây lại có một cặp vợ chồng hoàn toàn chẳng vội vã gì với cái chết. Những cánh hoa đào rơi rụng đâu đó ngoài vườn được gió cuốn đi, trong căn phòng là bóng râm của buổi trưa mát mẻ và những trang thơ Đường được lật giở trên bàn tay trắng trẻo của ông lão. Những người này đang thong thả dùng thời gian và dệt nên cái chết của mình như đang lặng lẽ đan chiếc áo len để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Sự bình lặng này đến từ đâu nhỉ?”

Cuốn tiểu thuyết khôi hài này để lại cho độc giả nhiều suy nghiệm hơn là một câu chuyện giải trí đơn thuần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật