Phát hiện vụ việc có dấu hiệu “bỏ lọt tội phạm” tại Hà Nội

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên ngành tư pháp Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm, tồn tại trong quá trình giải quyết tin báo tội phạm. Có vụ cố ý gây thương tích, trộm cắp nhưng không được giải quyết là sai, “bỏ lọt tội phạm”.
Phát hiện vụ việc có dấu hiệu “bỏ lọt tội phạm” tại Hà Nội
Cựu đại tá Phùng Anh Lê thuộc Công an Hà Nội đang hầu tòa với cáo buộc nhận hối lộ để thả tội phạm cướp tài sản. Ảnh: N.H.

Nội dung được nêu trong tài liệu Hội nghị Liên ngành tư pháp về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác quản lý giải quyết vụ việc tạm đình chỉ trên địa bàn TP.Hà Nội.

Theo tài liệu, giai đoạn 2021 đến tháng 8/2022, cơ quan điều tra 2 cấp thuộc Công an TP.Hà Nội đã giải quyết hơn 29.000 tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong đó, gần 11.000 vụ đã được khởi tố, tạm đình chỉ hơn 11.500 tin, chuyển cho địa phương khác 46 tin, còn lại không khởi tố.

Tuy nhiên, liên ngành tư pháp phát hiện 8 nội dung tồn tại, vi phạm trong công tác tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm.

Thứ nhất, nhiều vụ việc cơ quan điều tra chậm chuyển thông báo tiếp nhận cho viện kiểm sát cùng cấp. Như tháng 12/2020, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đông Anh gửi tin báo nhưng cảnh sát không ra thông báo tiếp nhận. Tháng 7/2021, ngân hàng gửi lại công văn và hơn 1 tháng sau, phía công an mới phân công điều tra viên thụ lý đồng thời chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát. Việc này vi phạm thời hạn theo quy định.

Vi phạm thứ 2, một số đơn vị chưa hiểu, thống nhất áp dụng cách tính điểm bắt đầu thụ lý theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình Sự. Như vị việc Công ty Tài chính Lotte tố giác một người lừa đảo, cảnh sát tiếp nhận tin ngày 20/7/2021 nhưng 26/11/2021 ra quyết định không khởi tố, quá thời hạn 6 ngày.

Tiếp theo, một số quận huyện, xã phường, tiếp nhận tin ban đầu nhưng không chuyển đến cơ quan điều tra có thẩm quyền làm ảnh hưởng quyền và lợi ích người tố gác. Như vụ ông Vĩnh (ở Tiên Dược, Sóc Sơn) tố bị ruột cháu đánh ngày 21/4/2021 nhưng ngày 28/7 cùng năm, công an xã mới bàn giao hồ sơ cho cơ quan điều tra.

Thứ 4, liên ngành tư pháp phát hiện một số vụ việc vi phạm thời hạn giải quyết như tạm đình chỉ trước khi hết hạn hoặc sau khi đã hết thời hạn; ra quyết định khởi tố khi đã hết thời hạn.

Điển hình, vụ việc 2 người bị đánh gây thương tích ở huyện Đan Phượng có thời hạn 15/8/2021 là hết nhưng tháng 11 cùng năm, cơ quan điều tra mới ra quyết định không khởi tố, quá hạn gần 3 tháng.

Vi phạm khác, nhiều vụ việc có dấu hiệu cố ý gây thương tích hoặc cần giám định thương tích nhưng cơ quan điều tra không dẫn giải bị hại đi giám định khi họ từ chối.

"Bỏ lọt tội phạm"

Thứ 6, liên ngành tư pháp xác định nhiều vụ có dấu hiệu tội phạm nhưng cơ quan điều tra không xác minh triệt để, củng cố tài liệu để khởi tố. viện kiểm sát cùng cấp cũng không "thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ; không yêu cầu khởi tố".

Ví dụ, năm 2019, Nguyễn Văn Chiến (SN 2001, ở huyện Thạch Thất) đẩy ngã một phụ nữ khiến bà tổn hại 35% sức khỏe nhưng Công an huyện Thạch Thất ra quyết định không khởi tố. VKSND TP.Hà Nội sau đó phải ra thông báo nên phía điều tra mới khởi tố Chiến vào tháng 11/2021 – hơn 2 năm từ khi vụ án xảy ra.

Hoặc ở Nam Từ Liêm, anh Kim Jea Hoon (người Hàn Quốc) bị giật điện thoại, có camera ghi lại quá trình nhưng tháng 3/2021, cơ quan điều tra ra thông báo đình chỉ vì chưa xác định được đối tượng. Liên ngành tư pháp đánh giá việc này "không đúng quy định, bỏ lọt tội phạm".

Vi phạm thứ 7, viện kiểm sát tại Hà Nội còn "thụ động" trong việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm; các yêu cầu xác minh, kiểm tra mang tính hình thức, không phù hợp.

Liên ngành lấy ví dụ, anh Trần Văn Vui (ở huyện Sóc Sơn) tố giác 2 người có hành vi cưỡng đoạt tài sản. viện kiểm sát thay vì giám định thương tích của anh lại "yêu cầu cho bị hại làm đơn đề nghị từ chối giám định". Việc này không đảm bảo khách quan, không đúng quy định Pháp Luật.

Vi phạm cuối cùng được chỉ ra, nhiều kiểm sát viên tại Hà Nội không thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Cụ thể, luật quy định khi cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố, phía kiểm sát phải ra văn bản thông báo kết quả kiểm sát quyết định của cảnh sát. Tuy nhiên, nhiều kiểm sát viên "bỏ qua" việc này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật