Các doanh nghiệp EU đối mặt nhiều thách thức

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoạt động kinh tế tại Khu vực đồng euro (Eurozone) bất ngờ giảm khi mảng sản xuất ghi nhận “bước lùi” trong tháng 7/2022. Theo S&P Global, chỉ số PMI đã giảm xuống dưới ngưỡng 50, phản ánh sức khỏe nền kinh tế Eurozone đang suy giảm.
Các doanh nghiệp EU đối mặt nhiều thách thức
Lạm phát ảnh hưởng sản xuất và tiêu dùng tại các nước EU. (Ảnh REUTERS)

Nhà kinh tế trưởng Chris Williamson (C.Uy-li-am-xơn) tại S&P Global nhận định, “mây đen u ám” sẽ tiếp tục bao phủ nền kinh tế khu vực trong quý III/2022.

Giá năng lượng tăng cao, tỷ lệ lạm phát liên tục vượt mức kỷ lục được cho là những nguyên nhân chính khiến hoạt động sản xuất tại EU đối mặt nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hó‌a chấ‌t, phân bón, nông nghiệp, thép, thực phẩm… phải đối mặt áp lực lớn trong nhiều tháng qua. Nhiều nhà sản xuất thậm chí buộc phải đóng cửa nhà máy vì không thể cạnh tranh với các công ty ở các khu vực khác, nơi chi phí cho năng lượng thấp hơn nhiều so với ở châu Âu.

Giới chuyên gia cảnh báo, giá năng lượng cao kéo dài là gánh nặng đối với hoạt động sản xuất ở các nước trong khu vực. Tại Đức, ngày càng nhiều doanh nghiệp phải giảm sản lượng, thậm chí đình chỉ hoàn toàn hoạt động kinh doanh. hó‌a chấ‌t là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề. Ngành công nghiệp lớn thứ ba ở Đức này là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất cả nước, chiếm tới 15% tổng lượng khí đốt tiêu thụ của đầu tàu kinh tế EU. Hiệp hội hó‌a chấ‌t Đức cho biết, nếu bài toán khí đốt không sớm được giải, nhiều doanh nghiệp tại nước này sẽ đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất. Trong khi đó, Tập đoàn hó‌a chấ‌t Đức Covestro cũng thông báo, nếu buộc phải hạn chế sử dụng khí đốt trong năm nay, các cơ sở sản xuất của Covestro sẽ chỉ hoạt động một phần hoặc phải đóng cửa toàn bộ, tùy vào mức độ khí đốt bị cắt giảm.

Bên cạnh những khó khăn do giá năng lượng tăng cao, các doanh nghiệp EU cũng đối mặt nhiều thách thức do “cơn bão” lạm phát gây ra. Hiệp hội các nhà sản xuất bánh kẹo Séc cho biết, nhiều cơ sở sản xuất bánh mì của nước này đã phải ngừng hoạt động do giá bột mì tăng mạnh. Theo Văn phòng thống kê Séc, trong tháng 7 vừa qua, giá bột mì tại nước này đã tăng 64,1% so cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ lạm phát hằng năm của Séc hiện là 17,5%, mức cao nhất kể từ năm 1993. Cơ quan thực phẩm Séc cảnh báo, giá năng lượng và nguyên liệu tăng cao không chỉ khiến các cơ sở sản xuất bánh, mà cả các nhà sản xuất thịt gia cầm và thịt lợn đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.

Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế đặc biệt lưu ý, hoạt động sản xuất đình trệ, thậm chí giảm mạnh tại một số nước, sẽ tác động nặng nề đối với nền kinh tế khu vực. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm nay và năm tới. Cụ thể, EC dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng ở mức 2,6% trong năm nay và giảm xuống mức 1,4% năm 2023, khi tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine và tình trạng giá năng lượng tăng cao trở nên rõ ràng hơn.

Hiện tại chính phủ các nước thành viên EU đang tiếp tục ráo riết chuẩn bị các phương án ứng phó kịch bản thiếu hụt năng lượng trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp sớm vượt qua những thách thức do cơn bão giá gây ra bằng việc bảo lãnh các khoản vay của doanh nghiệp hoặc trợ cấp cho những công ty phải sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, thời gian tới, các doanh nghiệp EU sẽ tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro trong bối cảnh bài toán nguồn cung năng lượng và lạm phát vẫn chưa tìm được lời giải.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật