Nắng nóng dự báo gay gắt, Hà nội yêu cầu tăng cường biện pháp phòng, chống thiên tai

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các sở, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; vận hành hiệu quả hệ thống, công trình thủy lợi; chủ động triển khai các kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm ’bốn tại chỗ’.
Nắng nóng dự báo gay gắt, Hà nội yêu cầu tăng cường biện pháp phòng, chống thiên tai
Lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội diễn tập phòng, chống cháy rừng tại huyện Ba Vì. Ảnh minh họa: Đức Duy

Đó là nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội về tăng cường biện pháp phòng, chống các loại hình thiên tai trong thời gian tới.

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN&PTNN, thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong mùa hè. Nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Mùa lũ ở Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà có thể thiếu hụt 30-40% so với trung bình nhiều năm. Bên cạnh đó, nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi...

Trước dự báo trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24-4, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà nội yêu cầu, UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ban, ngành thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước; thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng để điều chỉnh, bổ sung và triển khai các kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm phương châm "bốn tại chỗ"; báo cáo kịp thời ngay khi có cháy rừng, thiên tai, sự cố xảy ra theo quy định để tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng, xử lý sự cố, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương tăng cường truyền thông, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn tới các cấp chính quyền và người dân về thời tiết, khí hậu, thủy văn, nguồn nước, tình hình thiên tai, sự cố; các biện pháp, hình thức linh hoạt trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật