Ông chú từ chối làm giảng viên để đi bán bánh mì

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù có 2 bằng đại học, biết nhiều thứ tiếng và được trường Bách Khoa giữ lại làm giảng viên nhưng người đàn ông này vẫn quyết gắn bó với công việc bán bánh mì.
Ông chú từ chối làm giảng viên để đi bán bánh mì
Chú từng tốt nghiệp đại học Bách Khoa loại giỏi. (Ảnh: Kul)

Thời gian gần đây, thông tin về những tấm gương là người lao động chân tay bình thường nhưng sở hữu nhiều bằng đại học hay thông thạo ngoại ngữ được chia sẻ đầy rẫy khắp các trang mạng. Theo đó, trường hợp về chú bán bánh mì trước cổng đại học Bách Khoa có 2 bằng đại học và nói 4 ngôn ngữ khác nhau cũng được dân tình “đào lại”.

Theo đó, Kul từng đưa tin về trường hợp chú M. đã hơn 30 năm bán bánh mì trước cổng đại học Bách Khoa. Trước kia, chú từng tham gia kháng chiến. Thời gian đó, dù mưa bom bão đạn nhưng người đàn ông này vẫn kiên trì mang theo sách để mở mang kiến thức lúc rảnh rỗi. Sau khi kết thúc chiến tranh, chú M. thi đậu vào trường Bách Khoa với điểm số cao.

Thời điểm đó, khi còn học phổ thông, người đàn ông này đã nói thành thạo tiếng Pháp. Sau khi vào trường, chú tiếp tục theo học tiếng Nga và trau dồi tiếng Anh để kịp xu thế hội nhập của thế giới. Ngoài ra, chú M. còn từng học cả tiếng Campuchia với người bản địa trong thời gian tham gia chiến đấu. Chính vì vậy, người đàn ông này có khả năng giao tiếp tốt 4 ngoại ngữ là Campuchia, Anh, Pháp và Nga.


Quán bánh mì trước cổng trường đại học mà chú bán. (Ảnh: Kul)

Bách Khoa vốn nổi tiếng là trường có chương trình học nặng, nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp nhưng chú M. lại xuất sắc ra trường loại giỏi ngành cơ khí. Thời điểm đó, Việt Nam chưa thực sự mạnh về lĩnh vực cơ khí nên người đàn ông này tiếp tục học thêm ngành quản trị doanh nghiệp và ngành xây dựng.

Mặc dù học giỏi nhưng chú M. vẫn quyết định bán bánh mì kiếm sống. Người đàn ông kể về cơ duyên này: “Chú tốt nghiệp đại học Bách Khoa loại giỏi, được giữ lại trường để đi dạy. Nhưng không thích nghề giáo nên chú ra ngoài vì thấy không phù hợp với môi trường kiểu cũ… Nên thôi, ra đây phụ cô bán bánh mì luôn, mình cô làm không có nổi.”


Hàng ngày chú vẫn cần mẫn với công việc của mình. (Ảnh: Vietnamnet)

Không riêng chú M. mà còn rất nhiều trường hợp khác dù có học vấn khủng vẫn quyết lao động chân tay để kiếm sống. Chẳng hạn, Báo từng đưa tin về cụ bà gần 90 tuổi bán nước vỉa hè nhưng biết 4 thứ tiếng. Cụ là Đ. sinh năm 1928 sống tại quận 4, mặc dù đã tuổi cao nhưng hàng ngày vẫn ra ngã ba Phạm Ngũ Lão để bán nước trên vỉa hè. Nhiều người khá bất ngờ khi cụ bà có thể giao tiếp được 4 thứ tiếng là Pháp, Anh, Campuchia hay Hoa.

Có thể giao tiếp nhiều ngôn ngữ là một trong những điểm chính giúp quán bà ông khách. Hầu hết, khách ghé thăm bà M. đều là người nước ngoài. Để biết được nhiều ngoại ngữ như vậy, bà Đ. phải trải qua cuộc sống với các công việc khác nhau. Bà chia sẻ:


Cụ bà bán nước biết nhiều thứ tiếng. (Ảnh: Báo )

“Tui từng làm chăm sóc sắc đẹp cho mấy bà phu nhân người Mỹ, người Pháp nên phải biết tiếng Anh, tiếng Pháp mới phục vụ cho họ được chớ. Rồi quê gốc tui ở Bến Sỏi (huyện Châu Thành, Tây Ninh). Gia đình có mướn người Campuchia phụ việc nên tự nhiên mình biết tiếng của họ à. Ở Sài Gòn, gia đình tui cũng từng sống trên đường Điện Biên Phủ, tiếp xúc, buôn bán với người Hoa nhiều lắm, thế là mình lại biết thêm tiếng Hoa.”

Những câu chuyện về chú M. hay cụ Đ. là tấm gương cho giới trẻ noi theo. Mặc dù từng trải qua cuộc sống khổ cực, nguy hiểm thời chiến tranh như chú M. hay già yếu như cụ Đ. nhưng họ vẫn luôn ham học, cố gắng trau dồi kiến thức mọi nơi, mọi độ tuổi. Còn bạn có suy nghĩ gì về những người tài giỏi này, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật