Thăng hạng giáo viên năm 2023: Tổng thu nhập chênh lệch bao nhiêu sau khi lên hạng II?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi thăng hạng giáo viên năm 2023 từ hạng III lên hạng II, tổng thu nhập của giáo viên cũng thay đổi theo, tuy nhiên mỗi người sẽ có mức khác nhau.
Thăng hạng giáo viên năm 2023: Tổng thu nhập chênh lệch bao nhiêu sau khi lên hạng II?
Giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh minh họa: P.H

Thăng hạng giáo viên năm 2023: Tiền lương tăng bao nhiêu?

Mới đây, Hà Nội và các tỉnh thành tiếp tục tổ chức xét và thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp năm 2023 từ hạng III lên hạng II. Lương giáo viên sau khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao bao nhiêu, chênh lệch giữa tổng tiền lương cũ với lương mới thế nào đang là mối quan tâm của nhiều người.

Theo quy định, giáo viên sau khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II, hệ số lương cũng tăng theo. Ví dụ cụ thể như sau: Nhóm giáo viên Tiểu học đến THPT nằm trong nhóm bậc 3-6 đang có các mức lương tương ứng từ 4,470-5,945 triệu đồng sẽ được thăng hạng lên bậc 1 hạng II với mức lương mới 7,2 triệu đồng. Giáo viên bậc 9 ở hạng III với 8,964 triệu đồng sẽ lên bậc 4 ở hạng II với 9,036 triệu đồng.

Lương hiện nay của giáo viên như sau: Ở các bậc Tiểu học, THCS, THPT, lương thấp nhất là 4,212 triệu đồng và cao nhất là 12,204 triệu đồng. Với giáo viên bậc Mầm non, lương thấp nhất là 3,780 triệu đồng và cao nhất là 11,484 triệu đồng.

Như vậy, mỗi giáo viên sẽ có mức tăng khác nhau. Có người tăng 18.000 đồng/tháng và cũng có giáo viên tăng thêm 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngoài tiền lương, các giáo viên còn có thêm tiền 30% đứng lớp, tiền thâm niên, tiền đóng BHXH mỗi tháng. Tổng thu nhập chênh lệch giữa hạng cũ lên hạng mới của giáo viên có thể từ 30.000 đồng lên đến hơn 2 triệu đồng mỗi tháng.

Trường THPT Phú Xuyên A chỉ tăng gần 2 triệu đồng nếu như 16 giáo viên được thăng hạng. Ảnh: CMH

Tại Trường THPT Phú Xuyên A, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, trong đợt thăng hạng giáo viên năm 2023, toàn trường có 40 giáo viên nhưng chỉ có 16 hồ sơ được gửi đi xét duyệt. Tiền lương chi trả cho toàn bộ giáo viên trong trường trước và sau thăng hạng chênh lệnh gần 2 triệu đồng.

"Số tiền chênh lệch này là không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương nhà trường", thầy Nguyễn Văn Đường, giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A cho biết.

Buồn vui sau đợt xét thăng hạng giáo viên năm 2023

Trao đổi với PV báo Báo , một giáo viên cho biết: "Tôi là một trong số ít hồ sơ của trường được chấp nhận xét duyệt thăng hạng II đợt này. Tôi rất vui mừng vì công sức của mình được ghi nhận xứng đáng. Tuy nhiên, cũng hơi chạnh lòng vì sau khi thăng hạng tôi chỉ được tăng thêm 30.964 đồng".

Một giáo viên cũng chỉ được tăng thêm hơn 60.000 đồng sau thăng hạng, bày tỏ: "Biết sao được bây giờ khi đó là bậc lương đã có quy định chung. Dù ít hay nhiều tiền tăng lên cũng là kết quả của những nỗ lực của bản thân. Tôi vui vì điều đó".

Số tiền lương tăng thêm ít ỏi nhưng cũng là niềm vui của mỗi giáo viên. Tuy nhiên, có những giáo viên dù nhiều thành tích, nhiều giấy khen nhưng mơ ước được tăng thêm vài chục nghìn đồng cũng không thành hiện thực. 

Cô Nguyễn Thanh Phượng, giáo viên trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội, thông tin: "Tôi không được nộp hồ sơ xét thăng hạng giáo viên năm 2023 vì không phải giáo viên cốt cán. Là một giáo viên có thâm niên gần 30 năm, có bằng đại học 16 năm, công tác ở một trường miền núi của Thủ đô, gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số của 13 xã, tôi cùng đồng nghiệp trải qua muôn vàn khó khăn cùng những niềm vui tinh thần, niềm hạnh phúc nghề dạy học. Tôi cũng cố gắng vừa dạy học, vừa tự học nâng cao trình độ chuyên môn, đạt được một số thành tích nhất định.

Khi có chủ trương thăng hạng cho giáo viên, tôi rất mừng vì mình có cơ hội được ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, sự cống hiến gần 30 năm cho giáo dục miền núi và con em dân tộc thiểu số. Xong niềm phấn khởi bị dập tắt ngay bởi đơn vị tôi lấy căn cứ là "giáo viên có vị trí việc làm" mới được làm hồ sơ xét thăng hạng".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật