Người phụ nữ nghèo nhận nuôi đứa con bệnh não của bạn suốt 18 năm: Bán máu chữa bệnh cho con

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người bạn bỏ đi, để lại một đứa trẻ bơ vơ không ai chăm sóc. Mủi lòng, chị Nguyễn Ánh Hồng (49 tuổi, huyện Bình Chánh, TP HCM) đã đứng ra nuôi nấng suốt 18 năm nay như con ruột.
Người phụ nữ nghèo nhận nuôi đứa con bệnh não của bạn suốt 18 năm: Bán máu chữa bệnh cho con
Ảnh tuổi trẻ. 

Việc tử tế xuất phát từ trái tim sẽ không cần đến khi bạn phải thật sự giàu có mới có thể làm được. Nhiều người vẫn thường thoái thác, cho rằng đến khi dư dả mới làm chuyện tốt giúp người. Sự thật, có những hoàn cảnh rất khốn khó nhưng họ có trái tim vĩ đại, sẵn sàng cưu mang hay giúp người khó khăn hơn mình trên tinh thần lá rách đùm lá nát vô cùng cao thượng. Câu chuyện về người phụ nữ nghèo chăm sóc con của bạn gần hai mươi năm bên dưới sẽ khiến bạn phải rơi lệ hay ít nhất ngẫm nghĩ về những điều tử tế nhỏ bé nhưng vĩ đại trong đời. 

Vốn tuổi thơ sinh ra thiếu vắng tình thương do bị bỏ rơi nên chị Hồng rất thấu hiểu, đồng cảm với những đứa trẻ trong hoàn cảnh này. Khi người bạn để lại đứa con quá nhỏ bơ vơ. Chị Ánh Hồng đã quyết định nhận nuôi, đặt cho con cái tên ý nghĩa: Hồng Tâm. 

Tuy nhiên, điều không may mắn đã xảy ra khi đứa trẻ lên 3 tuổi. Căn bệnh ung thư não bộc phát khiến Tâm và chị Hồng phải chật vật xoay sở để chữa bệnh. Đến nay dù Tâm đã 1‌8 tuổ‌i nhưng vẫn cư xử ngây ngô như đứa trẻ lên 10. Trải qua nhiều lần phẫu thuật nhưng khối u trong não không thể cắt bỏ, Tâm đành phải sống chung với nó và thuốc men mỗi ngày. 

Xem Video: Người phụ nữ nghèo nuôi 2 con bị bại liệt và chồng bị tai

//

Hoàn cảnh bi đát của chị Hồng chưa dừng lại đó, đứa con gái ruột năm nay đã 26 tuổi của chị cũng mắc bệnh tâm thần nhẹ nên gánh nặng càng đổ oằn lên đôi vai của chị. Ròng rã mấy chục năm nay, số lần chị theo các con vào bệnh viện không thể đếm xuể. Không có công sinh nhưng công dưỡng dục của chị Hồng gần hai mươi năm qua còn nhiều hơn của mẹ ruột bé Tâm. 

"Khi ấy nhiều người khuyên nên buông bỏ Tâm do tôi đã có một đứa con gái tâm thần, nhưng vì đã nuôi Tâm từ nhỏ nên tôi không muốn con mình trở thành đứa trẻ hai lần bị bỏ rơi" - chị Hồng chia sẻ.

Phải nói trái tim của người phụ nữ này quá bao la và vĩ đại. Dù không phải máu mủ, đã vậy đứa trẻ còn bệnh nhưng chính tình thương và lòng thấu hiểu khiến chị không thể bỏ rơi. Có khổ cùng khổ, chưa chắc bỏ đi đứa con của người bạn sẽ giúp chị sung sướng hơn, thậm chí còn day dứt trong suy nghĩ vì hành động của mình. Không oán trách, không hối hận, chị Hồng gắng gượng từng chút và dùng tình thương để cưu mang đứa trẻ không phải con ruột. 

Chị Hồng bật khóc khi nhớ lại những lúc khó khăn phải bán máu kiếm tiền nuôi con. (Ảnh tuổi trẻ)

Tuy vậy, cái khổ cái nghèo vẫn đeo bám và đôi lúc như dìm người phụ nữ bé nhỏ này vào vực thẳm. Nhớ lại những lúc bế tắc phải bán máu đổi tiền nuôi hai con, nước mắt của chị Hồng rơi lã chã. Đó là khi sức chịu đựng khiến chị không thể ngăn mình bật khóc.

Nhưng khóc xong vẫn không thể bỏ các con, đó là cái duyên, cá‌i tìn‌h người thấy đứa trẻ bệnh tật sao nỡ lòng bỏ rơi. 

Hiện tại, ba mẹ con sống nhờ trong căn chòi lá xập xệ tại huyện Bình Chánh (TP HCM). Mỗi ngày, chị Hồng và Tâm đạp xe 15km từ nhà lên chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) để bán trái cây mưu sinh. Những lúc ổn định, Tâm có thể phụ giúp mẹ buôn bán nhưng chị Hồng vẫn đeo tấm bảng “Em bị tâm thần nhẹ, xin đừng đánh em” trước ngực con trai để phòng những lúc con lên cơn. Nghẹn ngào, chị Hồng cũng dùng dây cột tay con vào mình để tránh những lúc lên cơn là Tâm lại chạy lung tung. 

(Ảnh tuổi trẻ)

Cuộc sống khó khăn, đôi khi như rơi vào tận cùng bế tắc nhưng chị Hồng vẫn cố gắng giữ lạc quan và chấp nhận cuộc sống của mình.

Khoe những tấm ảnh kỷ niệm chụp các con từ nhỏ, niềm vui trong ánh mắt của người mẹ nghèo khiến nhiều người nghẹn ngào. Dù giàu sang hay khốn khó thì tình thương bên trong người mẹ cũng đều chung một hình hài: đó là chứng kiến các con khôn lớn, trưởng thành từng ngày. 

Cuộc sống khó khăn nhưng chị Hồng sống tử tế, tự mưu sinh bằng sức lực của mình qua công việc buôn bán trái cây thay vì ngồi chờ mọi người giúp đỡ. Không chỉ chứa tình thương bao la, người phụ nữ này còn có lòng tự trọng đáng nể, không lấy cái nghèo cái khổ của mình để cầu xin mọi người. 

Ngó lên không bằng ai nhưng cúi xuống vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người. Câu nói quen thuộc nhắc nhở chúng ta về cách sống sao cho tử tế, dùng tình thương để san sẻ với những mảnh đời khó khăn xung quanh. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật