Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Đã cố rồi, hãy cùng cố thêm chút nữa’

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giải pháp bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP.HCM cần thực hiện là khi phát hiện F0, phải tổ chức khoanh vùng luôn nhà của F0, đồng thời phát túi thuốc chăm sóc điều trị và túi an sinh cho người bệnh sử dụng trong vòng 1 tuần.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Đã cố rồi, hãy cùng cố thêm chút nữa’
Ảnh minh họa

Sáng 18-8, Báo Online trao đổi với ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, kiêm tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn điều trị COVID-19 - về các vấn đề trong tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh TP.HCM đang bước vào cao điểm 1 tháng hành động kiểm soát tình hình dịch bệnh.

* Việc chuyển đổi từ 5 tầng xuống 3 tầng điều trị, theo ông có làm thay đổi cục diện chiến lược điều trị của TP.HCM bấy lâu nay không?

- Việc thay đổi này chỉ là sự sắp xếp lại nhằm thống nhất và phù hợp với định hướng chung trong phân tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bộ Y tế.

Trong đó tầng 1 so với trước có sự khác biệt là được bổ sung việc chăm sóc điều trị F0 tại nhà. Nói là điều trị F0 tại nhà nhưng có nhiều trường hợp điều kiện nhà cửa không phù hợp vẫn phải chuyển đi cách ly tập trung để tiện chăm sóc.

Thử nghĩ xem nếu tất cả F0 đều được chuyển vào các cơ sở y tế sẽ ra sao? Điều này tạo áp lực rất lớn về mặt số lượng, cũng như chất lượng chăm sóc. Do đó việc chăm sóc điều trị F0 tại nhà chắc chắn sẽ làm giảm áp lực cho các cơ sở điều trị.

* Trong cuộc làm việc với TP.HCM ngày 17-8, bộ trưởng Bộ Y tế có đề xuất khi phát hiện F0 ở nhà nào, phải tổ chức khoanh vùng luôn ngôi nhà đó, đồng thời phát túi thuốc chăm sóc điều trị và túi an sinh cho người bệnh sử dụng trong vòng 1 tuần. Ông thấy liệu ngành y tế TP.HCM có đảm bảo được yêu cầu này không?

- Gợi ý này hoàn toàn phù hợp và thực tế TP.HCM đã có sự chuẩn bị trước đó. Vấn đề quan trọng hiện nay ở khâu thực hiện sao cho đảm bảo tốt nhất để người bệnh yên tâm ở yên trong nhà điều trị, và diễn biến bệnh không xấu đi. 

Và để làm được điều này, tôi cho rằng ngoài túi thuốc điều trị (bắt buộc), cần phải đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tối thiểu từ bữa ăn đến giải đáp gỡ rối kịp thời các thắc mắc mà người bệnh gặp phải.

Khi F0 chăm sóc tại nhà cũng cần có các cảnh báo để tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng, tổ phản ứng nhanh nắm cụ thể, cùng giám sát theo dõi sát tình trạng của người bệnh. Khi xây dựng nghị quyết 86 của Chính phủ, TP.HCM đã đưa các nội dung này vào kế hoạch và đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Túi thuốc được các lực lượng tình nguyện mang đến tận nhà của từng F0 đang cách ly điều trị - Ảnh: T.T

* Thời gian qua ngành y tế có nhiều văn bản cập nhật hướng dẫn điều trị F0 tại nhà, trong đó có đề cập nhiều toa thuốc có sử dụng các thuốc kháng viêm và kháng đông. Đang có tình trạng người dân đổ xô đi mua trữ các loại thuốc này để "phòng thân"…

- Các hướng dẫn này được coi là "túi thuốc căn bản" của các F0 khi điều trị tại nhà. Đã là thuốc khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ trực tiếp theo dõi giám sát, chứ không phải F0 nào cũng có thể uống và uống cùng một liều lượng giống nhau.

Hiện trong các loại thuốc được hướng dẫn có thuốc kháng virus Remdisivir từ chương trình của Bộ Y tế vừa cập nhật. Loại thuốc này hiện không mua bán trên thị trường, người bệnh cần cảnh giác kẻo bị đối tượng xấu lợi dụng tiền mất tật mang. Tôi xin khẳng định thuốc này từ nguồn Bộ Y tế cấp và sẽ được chuyển đến tận tay người bệnh theo hệ thống chăm sóc sức khỏe của TP.

* Ca mắc cộng đồng đang tăng, ông có thể cho biết nguyên nhân do đâu và giải pháp đưa ra là gì?

- Việc các ca cộng đồng tăng là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên việc tăng không phải đột biến, đều nằm trong dự báo. Một trong số các nguyên nhân khiến F0 cộng đồng tăng đó là TP đang trong tuần lễ tăng cường xét nghiệm phát hiện sớm, bóc tách các F0 trong cộng đồng, tăng "vùng xanh" và dần đi đến làm giảm "vùng đỏ".

Để kiểm soát tình hình, theo tôi không còn cách nào khác chúng ta phải tiếp tục thực hiện giãn cách thật nghiêm; chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ; xét nghiệm nhanh; giảm số ca t‌ử von‌g và đẩy mạnh tiêm vắc xin...

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12302
  1. 7 ngày test nhanh, TP HCM phát hiện gần 64.300 F0
  2. Ngày đầu tiên TPHCM thực hiện trở lại khai báo “di chuyển nội địa”
  3. TP.HCM: Bàn giao tro cốt người mất vì Covid-19 cho gia đình ở Tây Ninh
  4. TP HCM: F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng ở nhiều quận, huyện
  5. TP.HCM dồn sức kéo giảm F0 trong cộng đồng: Tạo thuận lợi về an sinh, dịch vụ y tế tại nơi sinh sống
  6. Chuyên gia đánh giá ra sao về khả năng nhân rộng phương thức hỗ trợ lao động di cư ở vùng dịch qua TK ngân hàng của Hải Phòng
  7. TP.HCM yêu cầu các chốt hỗ trợ người đi nước ngoài đến sân bay
  8. Vì sao F0 cộng đồng tại TP HCM tăng đột biến?
  9. TP.HCM: Đề xuất mua 182.408 túi thuốc trị giá hơn 54 tỉ đồng cho F0 cách ly tại nhà
  10. Bệnh viện dã chiến đa tầng 1.000 giường hoạt động
  11. Bên trong bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng 1.000 giường ở TP HCM
  12. 5 điểm trọng yếu quyết định thành bại chống dịch ở TP HCM
  13. Covid 24h: TP HCM xin hỗ trợ, F0 cộng đồng tăng nhanh
  14. TP HCM: Số ca F0 trong cộng đồng tăng đột biến; vì sao có khoảng 1,2 triệu người ra đường mỗi ngày?
  15. “Sắp thành ”vùng xanh“, cả khu phố tôi bất ngờ thành ổ dịch Covid-19”
  16. Vì sao số ca F0 cộng đồng tại TP.HCM tăng?
  17. TP.HCM: Lập các trạm đo SpO2 và thở oxy tại các khu phố và tổ dân phố
  18. TPHCM đồng ý tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài
  19. TP.HCM tiếp sức cho người ở lại
  20. F0 trong cộng đồng tại TP.HCM tăng vọt
  21. Bộ trưởng Bộ Y tế: TP Hồ Chí Minh cần áp dụng công thức “5 điểm”
Video và Bài nổi bật